Vì sao cần phát hiện và điều trị sớm bệnh rối loạn điều chỉnh?

(4.3) - 99 đánh giá

Rối loạn điều chỉnh (Adjustment Disorders) là bệnh lý có liên quan đến sự căng thẳng. Bệnh dễ nhầm lẫn với chứng trầm cảm. Phát hiện và điều trị càng sớm, cơ hội phục hồi hoàn toàn của bệnh nhân càng cao.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về chứng rối loạn điều chỉnh và vì sao bệnh cần được phát hiện sớm.

Rối loạn điều chỉnh là bệnh gì?

Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, người mắc chứng bệnh này phản ứng lại sự căng thẳng gay gắt hơn gấp nhiều lần so với những người khác. Người bị rối loạn điều chỉnh đối diện một cách khó khăn với các sự kiện gây căng thẳng như áp lực công việc, bệnh tật, người thân qua đời…

Bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống cũng có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ.

Đối với người bình thường, thời gian để điều chỉnh các thay đổi (hoặc căng thẳng) là từ vài ngày đến vài tháng. Tuy vậy, đối với người bị rối loạn điều chỉnh thì các phản ứng cảm xúc và hành vi sẽ tiếp tục diễn ra một cách bất thường, kéo dài. Thông thường, người bệnh sẽ có các biểu hiện tương tự như bệnh trầm cảm.

Rối loạn điều chỉnh ảnh hưởng đến cách bệnh nhân cảm nhận về bản thân và thế giới xung quanh. Triệu chứng bệnh mang tính chủ quan nhưng cũng có các biểu hiện chung, bao gồm:

– Thường xuyên cảm thấy buồn bã, vô vọng

– Không còn hứng thú với những sở thích trước đây

– Hay khóc một mình

– Lo lắng, bồn chồn nhiều lần trong ngày

– Khó ngủ, chất lượng giấc ngủ thấp

– Giảm khả năng tập trung

– Gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

– Tránh những việc có tính quan trọng như làm việc, thanh toán hóa đơn…

– Có ý nghĩ tự sát

Các triệu chứng của chứng rối loạn điều chỉnh thường bắt đầu trong vòng 3 tháng sau sự kiện căng thẳng và kéo dài không quá 6 tháng. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn hoặc trở thành mãn tính nếu các tác nhân gây căng thẳng vẫn đang tiếp diễn.

Triệu chứng rối loạn điều chỉnh dễ nhầm lẫn với bệnh trầm cảm

Chẩn đoán bệnh thường gặp khó khăn do dễ nhầm lẫn với trầm cảm. Điều này dẫn đến sự sai lệch trong điều trị và khiến bệnh tình diễn biến xấu hơn. Rối loạn điều chỉnh thường không rõ nguyên nhân và được chẩn đoán khi một người gặp phải từ 5 triệu chứng dưới đây (trong ít nhất 2 tuần):

– Thiếu năng lượng, mệt mỏi

– Cảm giác trống rỗng

– Không cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống

– Thường xuyên buồn bã, chán nản

– Cảm giác bản thân vô dụng

– Lo lắng, mất tập trung

– Thường có ý định tự tử và cố gắng tự tử

– Rối loạn giấc ngủ

– Có những cơn đau thể xác (đau đầu, đau lưng…) mà không rõ nguyên nhân

Trầm cảm không phải là bệnh hiếm gặp. Theo Viện sức khỏe tâm thần quốc gia (NIMH), mỗi năm có khoảng 6,7% người trưởng thành bị trầm cảm. Trong khi đó, bệnh rối loạn điều chỉnh (còn được gọi là “trầm cảm tình huống”) xảy ra khi người bệnh gặp một chấn thương cụ thể.

Quá trình điều trị bệnh rối loạn điều chỉnh khó khăn và mất nhiều thời gian

Theo Mayo Clinic, điều trị rối loạn điều chỉnh rất cần thiết. Nếu không tiến hành kịp thời, bệnh nhân sẽ có khả năng rơi vào tình trạng căng thẳng mãn tính khá nguy hiểm. Chẩn đoán bệnh cần có sự xem xét nhiều yếu tố. Vì vậy, nó tốn khá nhiều thời gian.

Hiện nay, các phương pháp điều trị căn bệnh này đã được chứng minh là mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và thời gian phát hiện bệnh. Liệu pháp tâm lý được các bác sĩ ưu tiên sử dụng trong điều trị rối loạn điều chỉnh.

Theo đó, liệu pháp này sẽ được tiến hành thông qua các buổi nói chuyện giữa chuyên gia trị liệu và bệnh nhân. Đối với từng trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

Song song với các buổi nói chuyện trị liệu, bác sĩ khuyến cáo người bệnh dành thời gian thực hiện những việc dưới đây nhằm tăng hiệu quả điều trị:

– Tham gia các buổi trị liệu nhóm

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và uống nhiều nước

– Thực hiện các hoạt động thể chất một cách đều đặn

– Duy trì các thói quen tốt cho giấc ngủ như ngủ sớm, không sử dụng điện thoại trước khi ngủ…

– Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

– Tránh sử dụng các thức uống có cồn và chất kích thích

– Không để bản thân bị cô lập, kết nối nhiều hơn với mọi người xung quanh.

Sẽ không dễ dàng để một người bị bệnh này nhận ra những thay đổi bất thường bên trong họ. Quá trình chẩn đoán và điều trị cần nhiều thời gian, cũng như sự theo dõi cẩn thận của các chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Nguyễn Anh Thư / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thể loại nhạc nào giúp bạn giảm stress hiệu quả nhất?

(13)
Từ lâu stress đã không còn là một khái niệm lạ lẫm. Cho dù bạn có thành công hoặc hạnh phúc cách mấy, ở một phần nào đó trong cuộc sống, stress vẫn âm ... [xem thêm]

Áp lực công việc: Bạn chiến đấu hay bỏ chạy?

(47)
Đối mặt với áp lực công việc, bạn có thể muốn “bỏ chạy” khi cảm thấy mình quá lao tâm và lao lực. Thế nhưng, nếu bạn đủ dũng cảm ở lại ... [xem thêm]

Đôi khi chăm sóc bản thân là “ích kỷ” thì cũng chẳng sao cả!

(19)
Chăm sóc bản thân là một kỹ năng rất quan trọng để bạn có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhưng đôi khi điều này lại bị dán nhãn là “ích kỷ”. ... [xem thêm]

Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

(92)
Áp lực và những căng thẳng gia tăng trong cuộc sống bộn bề ngày nay chính là tác nhân gây ra vô vàn căn bệnh về tâm lý, thần kinh. Đứng trước thực trạng ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp tinh thần của bạn luôn lạc quan

(14)
Bạn thường cảm thấy bất an trước vấn đề mà người khác cho là bình thường? Hãy học cách suy nghĩ lạc quan hơn bằng những thay đổi nhỏ để luôn tươi ... [xem thêm]

9 ưu điểm từ người hướng nội mà ai cũng phải thán phục

(84)
Người hướng ngoại dường như chiếm rất đông trong các lĩnh vực từ kinh doanh, chính trị cho đến các ngành nghề truyền thông. Những tuýp người này được ... [xem thêm]

5 lợi ích của độc thân khiến các cặp đôi phải tiếc nuối

(24)
Lợi ích của độc thân không chỉ giúp bạn tự do làm những điều mình muốn mà còn có thể giữ gìn vóc dáng và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đừng quá bận ... [xem thêm]

10 dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc bệnh OCD

(85)
Bệnh OCD (Obsessive-Compulsive Disorder) hay còn gọi là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể khiến bạn trở thành một người siêu sạch sẽ, siêu kỹ càng và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN