Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và tránh ăn gì?

(4.28) - 29 đánh giá

Trẻ bị chảy máu mũi là vấn đề khá phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo và cấp 1. Ngoài việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu, bạn cũng cần biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và cần tránh những thực phẩm nào.

Tuy phần lớn chảy máu mũi hay chảy máu cam ở trẻ em không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng lại khiến bạn và bé vô cùng hoảng sợ. Cầm máu và chữa chảy máu cam đúng cách cho bé ngay là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, khâu chăm sóc sau đó cũng cần thiết không kém. Bạn đã biết bé bị chảy máu ở mũi nên ăn gì và tránh ăn gì? Những thông tin sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Chảy máu cam là bệnh gì?

Chảy máu cam hay chảy máu mũi là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, các mạch máu bị đứt gãy, gây chảy máu bên trong mũi. Chảy máu cam ở trẻ em thường rất phổ biến và có thể xuất phát từ các nguyên nhân như cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin C, bé có thói quen ngoáy mũi quá mạnh hoặc thời tiết hanh khô, lạnh khiến mũi khô dễ bị bong tróc chảy máu.

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?

Chảy máu cam nên ăn gì để ngăn ngừa máu chảy và tăng cường sức khỏe? Đây là thắc mắc của không ít bố mẹ khi có con nhỏ. Không chỉ ở trẻ em, người lớn cũng cần bổ sung những thực phẩm chứa các loại vitamin và khoáng chất sau để bảo vệ sức khỏe cơ thể sau lần chảy máu mũi:

1. Vitamin K

Bạn cần cung cấp vitamin K đầy đủ cho bé bị chảy máu mũi. Loại vitamin này sẽ đảm bảo máu đông bình thường. Bé có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K nếu con mắc các bệnh về gan, mật, chứng ợ nóng hay bệnh celiac ở trẻ em. Nguồn cung cấp vitamin K chủ yếu là từ các loại rau xanh. Bạn có thể bổ sung cho trẻ thông qua bữa ăn giàu các loại rau xanh như:

  • Cải bó xôi
  • Cải xoăn
  • Húng quế
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Măng tây

2. Kali

Trẻ chảy máu cam nên ăn gì? Xin trả lời đó chính là thực phẩm giàu kali. Bởi sự xuất hiện của loại khoáng vi lượng này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông. Nếu thiếu kali, trẻ có nguy cơ cao bị mất nước, các mô trong cơ thể, đặc biệt là mao mạch tại mũi trở nên khô rát, thiếu nước. Mẹ có thể bổ sung kali cho bé mỗi ngày thông qua bữa ăn chứa nhiều trái cây, rau quả, thức ăn như chuối, quả bơ, cà chua, sữa chua, cá, nghêu, cà rốt…

3. Chảy máu cam nên ăn gì? Đấy là thực phẩm giàu vitamin C

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ phổ biến nhất là do cơ thể thiếu hụt vitamin C. Loại vitamin C này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ chảy máu cam. Vitamin C có chức năng phòng ngừa bệnh Scurvy hay dân gian còn gọi là “vết ma cắn”, bệnh gây chảy máu nhiều ở các cơ quan như chân răng và chảy máu mũi. Vitamin C còn là yếu tố giúp tăng cường sức mạnh của các mạch máu, hạn chế bị vỡ khi có tác động mạnh. Bạn cần cung cấp cho bé khoảng 75 – 90mg vitamin C mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào có thể kể đến:

  • Ớt chuông, đứng đầu danh sách thực phẩm giàu vitamin C
  • Ổi
  • Trái cây họ cam, quýt, bưởi
  • Trái cây mọng nước như dâu tây, việt quất…

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc bổ sung vitamin cho trẻ bằng viêm uống.

4. Chất sắt

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu. Do đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua vi chất này khi bàn đến việc chảy máu cam nên ăn gì. Bên cạnh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt nạc, hải sản như tôm, sò huyết, bạn cũng có thể cung cấp sắt cho bé từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay mật mía.

Bị chảy máu cam nên tránh ăn gì?

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm tốt cho bé, bạn cũng cần biết đến những món ăn cần tránh để hạn chế những biến chứng xấu khi trẻ bị chảy máu cam.

1. Thức ăn có tính cay, nóng

Bạn cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều tiêu, ớt, mù tạt, hành… vì bản chất của chúng là gây nóng trong người, càng dễ phá hỏng cấu trúc niêm mạc mạch máu. Một số loại trái cây có tính nhiệt như nhãn, vải, xoài, mận, na (mãng cầu)… cũng cần tránh.

2. Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu

Nếu phân vân không biết trẻ chảy máu cam nên tránh ăn gì thì đấy là những thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ. Lý do vì thức ăn loại này có lượng chất béo bão hòa cao càng khiến hệ miễn dịch cơ thể yếu kém, khó lành vết thương.

3. Các loại chất kích thích

Cà phê, nước ngọt là 2 trong số nhiều loại đồ uống có hàm lượng chất kích thích cao. Chúng không những ảnh hưởng đến tim, mạch máu, huyết áp, nguy cơ béo phì ở trẻ em mà còn làm gia tăng số lần bị chảy máu mũi nữa đấy.

Nếu đã biết trẻ cần ăn gì và hạn chế ăn gì, bạn hãy áp dụng ngay những mẹo trên để giúp bé phòng ngừa cũng như tăng cường sức khỏe sau khi bị chảy máu mũi nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về chứng răng mọc lệch?

(29)
Răng mọc lệch là trạng thái răng mọc không thẳng hàng. Khi gặi phải tình trạng này, bạn có thể gặp những vấn đề răng miệng nghiêm trọng, chẳng hạn như ... [xem thêm]

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

(24)
Kích thước buồng trứng có thể thay đổi nhiều lần trong suốt cuộc của đời của người phụ nữ. Thế nhưng, liệu sự thay đổi về kích thước này có ảnh ... [xem thêm]

Tìm hiểu chung về rối loạn Cơ Xương Khớp

(34)
Định nghĩaBệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?Rối loạn về cơ xương khớp là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần ... [xem thêm]

Tin nhắn sex: Tuyệt chiêu quyến rũ bạn nên thử ngay!

(37)
Đừng vội cho rằng tin nhắn sex là “hư hỏng”, nếu bạn biết cách sử dụng những ngôn từ khéo léo thì sẽ tăng thêm sức hấp dẫn của bản thân. Bạn có ... [xem thêm]

7 bài học ý nghĩa mà trẻ có được từ việc đi học võ

(95)
Nhiều người cho rằng cho trẻ học võ sẽ khiến trẻ có tính bạo lực. Nếu có suy nghĩ này, bạn hãy nghĩ lại. Khi học võ, trẻ sẽ học được nhiều bài học ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về thực phẩm chức năng gan

(93)
Các thực phẩm chức năng gan thường được quảng cáo về các tác dụng giải độc, bảo vệ gan. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng xác thực cho các tác dụng ... [xem thêm]

Tổng quan về cấy ghép nội tạng

(25)
Bạn có biết không phải tất cả các cơ quan nội tạng đều có thể được cấy ghép? Phẫu thuật cấy ghép nội tạng phổ biến nhất là dành cho tim, ruột ... [xem thêm]

Bố mẹ chỉ sinh một con, lợi thế hay gánh nặng cho trẻ?

(81)
Nhiều người có quan niệm rằng những gia đình chỉ sinh một con thì trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc vì không phải chia sẻ tình thương của bố mẹ với bất cứ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN