Những điều cần biết về Panadol Extra Strength

(3.6) - 99 đánh giá

Panadol® luôn có mặt trong tủ thuốc của mọi gia đình, dùng trong điều trị cảm cúm, những cơn đau thông thường (đau đầu, đau răng…) hay dùng để hạ sốt.

Hiện nay Panadol Extra Strength ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên nắm những thông tin cơ bản về nó. Trong bài viết này, Hellobacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Panadol Extra Strength.

Tìm hiểu chung về Panadol Extra Strength

Tác dụng của Panadol Extra Strength

Panadol Extra Strength chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol. Panadol Extra Strength có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Đau nửa đầu;
  • Đau cơ;
  • Đau bụng kinh;
  • Đau họng;
  • Đau cơ xương;
  • Sốt và đau sau khi tiêm vắc xin;
  • Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa;
  • Đau răng;
  • Đau do viêm xương khớp.

Cách dùng và liều lượng dùng Panadol Extra Strength

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

1. Cách dùng Panadol Extra Strength

Bạn nên cho thuốc trực tiếp vào miệng và thực hiện theo mọi hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu không chắc chắn về bất kỳ thông tin nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn có thể bắt gặp nhiều thương hiệu và các dạng acetaminophen (hoạt chất có trong Panadol Extra Strength) sẵn có. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đối với từng sản phẩm vì lượng acetaminophen có thể khác nhau giữa các sản phẩm. Bạn không nên dùng chất acetaminophen nhiều hơn mức được khuyến cáo.

Nếu bạn đang dùng acetaminophen cho trẻ nhỏ, hãy chắc chắn mình sử dụng sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Bạn cần biết chính xác cân nặng của trẻ để tìm đúng liều lượng trên bao bì sản phẩm. Bạn cũng có thể dùng độ tuổi của trẻ để dùng thuốc đúng cách.

Đối với thuốc dạng lỏng, bạn nên lắc đều thuốc trước khi uống. Bên cạnh đó, cũng có một thuốc số dạng lỏng không cần phải lắc trước khi sử dụng. Bạn cần thực hiện theo mọi hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, đồng thời dùng thìa/ống nhỏ/ống bơm đối với thuốc dạng lỏng để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng.

Đối với viên nén tan nhanh, bạn có thể nhai hoặc để thuốc tan từ từ trên lưỡi, sau đó nuốt với một ngụm nước hoặc có thể không dùng nước. Đối với thuốc dạng viên nhai, bạn nên nhai kỹ trước khi nuốt.

2. Liều lượng dùng Panadol Extra Strength

Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên

  • Nên dùng 500 mg paracetamol/ 65 mg caffeine đến 1000 mg paracetamol/130 mg caffeine (1 hoặc 2 viên) mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Liều tối đa hàng ngày: 4000 mg/ 520 mg (paracetamol/caffeine).
  • Không dùng quá liều chỉ định.
  • Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
  • Thời gian tối thiểu dùng liều lặp lại: 4 giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi

Không khuyến nghị dùng thuốc này.

Lưu ý khi sử dụng Panadol Extra Strength

Bạn không nên nghiền nát hoặc nhai viên nén có tác dụng kéo dài. Làm như vậy có thể làm tăng nguy cơ của các phản ứng phụ. Ngoài ra, bạn không nên bẻ các viên thuốc trừ khi chúng có rãnh chia và bác sĩ hoặc dược sĩ yêu cầu bạn làm như vậy.

Đối với viên dạng sủi, bạn hãy hòa tan liều thuốc với lượng nước cần thiết.

Thuốc giảm đau có hiệu quả nhất nếu chúng được sử dụng khi cơn đau vừa mới xảy ra. Nếu bạn đợi cho đến khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thì thuốc có thể không còn đem lại hiệu quả.

Bạn không nên dùng thuốc này để hạ sốt khi cơn sốt kéo dài nhiều hơn 3 ngày, trừ khi bác sĩ chỉ dẫn. Người lớn không nên dùng thuốc này để giảm đau khi cơn đau kéo dài nhiều hơn 10 ngày và 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi bác sĩ chỉ dẫn. Nếu trẻ bị đau họng (đặc biệt là sốt cao, nhức đầu, buồn nôn hay nôn mửa), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu tình trạng vẫn tiếp tục hoặc trầm trọng hơn hoặc nếu bạn có các triệu chứng mới.

Các tác dụng phụ của Panadol Extra Strength

Thuốc này thường không mang đến tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Nếu bác sĩ khuyên bạn sử dụng Panadol Extra Strength, hãy yên tâm vì họ đã đánh giá lợi ích mà bạn có được cao hơn nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ. Có nhiều người sử dụng loại thuốc này mà không gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với loại thuốc này hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, bạn cần được hỗ trợ y tế ngay nếu thấy có các triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/cổ/lưỡi), chóng mặt, khó thở…

Những điều thận trọng khi sử dụng Panadol Extra Strength

Sản phẩm này có thể chứa các thành phần không hoạt tính, có thể gây phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác. Trước khi dùng acetaminophen, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc bạn có bất kỳ dị ứng nào khác.

Bạn cũng nên nói rõ về bệnh sử của mình, đặc biệt là: bệnh gan, sử dụng rượu/lạm dụng rượu.

Các sản phẩm dạng lỏng, viên nén nhai hoặc viên hòa tan/sủi có thể chứa đường hoặc aspartame. Vì thế, bạn cần thận trọng khi bị bệnh tiểu đường, bệnh phenylketon niệu (PKU) hoặc bất kỳ tình trạng nào khác đòi hỏi bạn phải hạn chế/tránh những chất này trong chế độ ăn uống của mình.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ xem mình được phép dùng hay không nếu bạn đang mang thai cũng như cho con bú, vì acetaminophen có thể hòa vào sữa mẹ.

Panadol Extra Strength rất dễ sử dụng và khá an toàn, tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Biết cách sử dụng thuốc Solu-medrol, không còn nỗi lo lắng về bệnh (Phần 1)

(29)
Biết được cách sử dụng thuốc Solu-medrol phù hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh và tránh được những tác dụng phụ không đáng ... [xem thêm]

10 bệnh dễ bùng phát vào mùa đông – xuân và cách phòng tránh

(57)
Triệu chứng quai bị dễ nhận thấy nhất là bệnh nhân bị sưng tuyến nước bọt. Bệnh quai bị thường bùng phát vào độ thu đông, khi thời tiết ẩm ướt. ... [xem thêm]

Lịch tập gym giảm cân cho nữ chẳng cần huấn luyện viên

(94)
Bạn quyết tâm giảm cân nhưng lại không muốn quá tốn tiền vào gym hay thuê người huấn luyện riêng? Hãy thử lịch tập gym giảm cân cho nữ sau để có vóc ... [xem thêm]

Da sáng đều chỉ với 4 cách siêu đơn giản

(48)
Có được một làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh là ước mong của đa số phụ nữ Việt. Chính vì mong muốn này mà một số người sẽ làm bất cứ ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về tá dược trong vắc xin

(90)
Chất bổ trợ, hay còn gọi là tá dược, là thành phần thường xuất hiện trong vắc xin bên cạnh kháng nguyên, chất phụ gia, chất bảo quản… với công dụng ... [xem thêm]

Giảm áp

(82)
Tìm hiểu chungBệnh giảm áp là gì?Bệnh giảm áp là một loại chấn thương xảy ra khi áp lực xung quanh cơ thể giảm nhanh đột ngột.Bệnh thường xảy ra ở ... [xem thêm]

Bạn có biết việc không la mắng con cái sẽ tốt cho cả bé lẫn bạn?

(33)
Con cái chính là cuộc sống của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ em không phải lúc nào cũng ngoan ngoãn và nghe lời. Có những lúc, chúng trở nên cáu kỉnh và quậy phá ... [xem thêm]

3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(89)
Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN