Bỏng hóa chất

(3.61) - 47 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bỏng hóa chất là tình trạng gì?

Bỏng hóa chất hay còn gọi là bỏng ăn mòn, xảy ra khi da hoặc mắt tiếp xúc với một chất kích thích như axit hoặc bazơ. Chúng có thể gây ra phản ứng trên da hoặc trong cơ thể. Những vết bỏng có thể làm tổn thương cơ quan nội tạng nếu bạn nuốt hóa chất vào người.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng hóa chất là gì?

Các triệu chứng của bỏng hóa chất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bỏng. Bỏng do bạn nuốt phải hoá chất sẽ có các triệu chứng khác với bỏng xảy ra trên da. Các triệu chứng của bỏng hóa chất phụ thuộc vào:

  • Thời gian da tiếp xúc với hóa chất
  • Hóa chất được hít hoặc nuốt
  • Da có vết cắt, vết thương hở hay nguyên vẹn khi tiếp xúc với hoá chất
  • Vị trí tiếp xúc
  • Số lượng và độ mạnh của hóa chất sử dụng
  • Hóa chất ở dạng khí, lỏng hoặc rắn

Ví dụ, nếu bạn nuốt hóa chất là kiềm nó sẽ gây bỏng bên trong dạ dày của bạn. Điều này tạo ra các triệu chứng khác với bỏng hóa chất trên da của bạn.

Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến liên quan đến bỏng hóa chất bao gồm:

  • Da cháy đen hoặc da chết, chủ yếu thấy trong bỏng hóa chất do axit
  • Kích ứng, mẩn đỏ hoặc bỏng rát tại khu vực tiếp xúc
  • Tê hoặc đau ở vùng bị ảnh hưởng
  • Mất thị lực hoặc những thay đổi tầm nhìn nếu hóa chất tiếp xúc với mắt của bạn.

Một số triệu chứng sau đây cũng có thể xảy ra nếu bạn nuốt phải một chất hóa học:

  • Nhịp tim không đều
  • Nhức đầu
  • Huyết áp thấp
  • Ngừng tim hoặc nhồi máu cơ tim
  • Khó thở
  • Ho
  • Co giật
  • Chóng mặt
  • Co giật cơ bắp

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bỏng hóa chất?

Các vết bỏng hóa chất gây ra chủ yếu do axit và bazo. Bỏng hóa chất có thể xảy ra ở trường học, nơi làm việc hoặc tại chỗ bạn xử lý các chất hóa học. Một số sản phẩm phổ biến nhất gây bỏng hóa chất bao gồm:

  • Axit của pin xe ôtô
  • Chất tẩy rửa
  • Amoniac
  • Chất tẩy rửa răng giả
  • Sản phẩm làm trắng răng
  • Sản phẩm chứa clo cho bể bơi

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của bỏng hóa chất?

Bỏng hóa chất là tình trạng rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bỏng hoá chất có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bỏng hóa chất?

Những người có nguy cơ cao nhất đối với bỏng hóa chất là trẻ sơ sinh, người già và những người tàn tật. Những nhóm này có thể không có khả năng xử lý hóa chất đúng cách.

Bạn có thể có nguy cơ cao mắc bỏng hóa chất nếu xử lý axit hoặc các hóa chất khác mà không có sự trợ giúp trong khi khả năng di chuyển của bạn hạn chế.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bỏng hóa chất?

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ đau ở vùng bị bỏng
  • Mức độ tổn thương vùng bị ảnh hưởng
  • Độ sâu của vết bỏng
  • Dấu hiệu nhiễm trùng
  • Mức độ sưng phù nề

Những phương pháp nào dùng để điều trị bỏng hóa chất?

Ngay khi bị bỏng hóa chất, bạn nên đươc sơ cứu ngay lập tức bằng cách loại bỏ các hóa chất gây ra bỏng và rửa da dưới vòi nước trong vòng 10 đến 20 phút. Nếu hóa chất tiếp xúc với mắt, bạn hãyrửa mắt liên tục ít nhất 20 phút trước khi đi khám khẩn cấp.

Bạn nên cởi bỏ bất kỳ quần áo hoặc đồ trang sức bị nhiễm hóa chất. Che nhủ nhẹ khu vực bỏng bằng băng khô, đã được khử trùng hoặc một miếng vải sạch. Nếu bỏng nhẹ, bạn có thể uống thuốc giảm đau như aspirin. Bạn nên đến phòng cấp cứu ngay nếu vết bỏng nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng nên đi đến bệnh viện ngay lập tức nếu có:

  • Vết bỏng có đường kính lớn hơn 7cm
  • Bị bỏng ở mặt, tay, chân, háng, hay mông
  • Bỏng xảy ra ở vùng khớp chính như đầu gối
  • Thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng
  • Bạn có những dấu hiệu và triệu chứng của sốc như thở nông, chóng mặt và huyết áp thấp

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng tình trạng của bạn, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau để điều trị bỏng cho bạn:

  • Kháng sinh
  • Thuốc chống ngứa
  • Cắt bỏ phần da bị nhiễm trùng bao gồm làm sạch, loại bỏ bụi bẩn và mô chết
  • Ghép da, vá một lớp da khỏe mạnh từ một phần khác của cơ thể lên vết bỏng
  • Truyền dịch

Đối với các trường hợp bỏng nặng

Bạn sẽ cần phục hồi chức năng sau bỏng nếu bạn bị bỏng nặng. Loại phục hồi chức năng này có thể cung cấp một số phương pháp điều trị sau:

  • Thay da
  • Quản lý đau
  • Phẫu thuật thẩm mĩ
  • Trị liệu nghề nghiệp giúp bạn lấy lại các kĩ năng hàng ngày
  • Tư vấn
  • Giáo dục

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bỏng hoá chất?

Bạn có thể ngăn bỏng hóa chất bằng cách tuân thủ quy trình an toàn và các biện pháp phòng ngừa trong khi xử lý nguyên liệu hóa học bao gồm:

  • Giữ hóa chất xa tầm tay trẻ em
  • Lưu trữ hóa chất đúng cách và an toàn sau khi sử dụng
  • Sử dụng hóa chất trong khu vực thoáng khí
  • Giữ hóa chất còn lại trong thùng kèm nhãn cảnh báo
  • Tránh sử dụng các hóa chất
  • Tránh trộn các hóa chất với nhau
  • Chỉ mua hóa chất được đựng trong thùng chứa an toàn
  • Giữ hóa chất cách xa thực phẩm và đồ uống
  • Mặc đồ bảo hộ và quần áo khi sử dụng hóa chất

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bất túc cổ tử cung

(83)
Tìm hiểu chungBất túc cổ tử cung là bệnh gì?Bất túc cổ tử cung hay còn gọi là thiếu máu cổ tử cung, là một bệnh xảy ra khi mô cổ tử cung yếu gây ra ... [xem thêm]

Viêm xơ chai đường mật

(16)
Tìm hiểu chungViêm xơ chai đường mật là bệnh gì?Viêm xơ chai đường mật là một bệnh đường mật (bộ phận này mang dịch mật tiêu hóa từ gan đến ruột ... [xem thêm]

Hội chứng rung lắc ở trẻ

(50)
Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

Bong gân mắt cá chân

(55)
Bong gân mắt cá chân – hay trật mắt cá chân – là vị trí tổn thương thuộc xương cổ chân và đây cũng là vị trí bong gân thường xảy ra nhất. Cơ chế ... [xem thêm]

Hội chứng tiểu não

(60)
Tìm hiểu chungHội chứng tiểu não là gì?Hội chứng tiểu não là tình trạng mất điều hòa vận động tiểu não, đôi lúc có hành động tùy ý, giảm trương ... [xem thêm]

Bắc cầu dạ dày

(57)
Tìm hiểu về phẫu thuật bắc cầu dạ dày Phẫu thuật bắc cầu dạ dày là gì?Phẫu thuật bắc cầu dạ dày, còn được gọi là bắc cầu dạ dày Roux-en-Y, là ... [xem thêm]

MRI

(39)
Tìm hiểu chungMRI là gì?Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một xét nghiệm sử dụng lực nam châm mạnh, sóng radio và một máy tính để hiển thị hình ảnh chi tiết ... [xem thêm]

Nhiễm silic

(87)
Tìm hiểu chungNhiễm silic là bệnh gì?Nhiễm silic là tình trạng rất nhiều silic tồn tại trong cơ thể bạn do hít phải quá nhiều silic trong một thời gian dài. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN