Bệnh tiểu đường và bàn chân

(4.04) - 100 đánh giá

Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ở tay và chân của bạn. Chúng được gọi là thần kinh ngoại vi. Khi gặp tình trạng này cần chăm sóc da và bàn chân cẩn thận hơn.

Những tổn thương nhỏ, ví dụ đi giày chật, có thể dẫn đến những vấn đề lớn. Bởi vì vết chai, mụn nước, vết loét, nhiễm trùng và loét chân thường xảy ra ở những vị trí mà thần kinh bị tổn thương gây mất cảm giác. Do đó bạn có thể không phát hiện ra các tổn thương này.

Đồng thời, người bệnh tiểu đường kiểm soát đường máu kém cũng có một số vấn đề khác như đề kháng yếu với vi khuẩn và tuần hoàn máu kém do đó sẽ chậm liền vết thương. Điều này có nghĩa là chỉ cần một vết cắt nhỏ cũng có thể trở thành một vết loét hoặc một nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Chăm sóc bàn chân cẩn thận sẽ giúp bạn phòng ngừa được điều này.

Chăm sóc bàn chân như thế nào

Chăm sóc bàn chân rất dễ. Tốt nhất là làm việc này trong lúc tắm rửa hoặc trước khi đi ngủ. Hãy nhớ rằng chăm sóc tốt bàn chân cũng có nghĩa là bạn cần đến gặp bác sĩ sớm ngay khi phát hiện các tổn thương để tránh chúng trở nên nặng nề hơn.

Thực hiện các thói quen sau:

  • Kiểm tra chân hàng ngày. Rửa và lau khô chân. Sử dụng một chiếc gương nhỏ cầm tay để kiểm tra hai bàn chân. Kiểm tra các vết cắt, bọng nước, vết nứt nẻ, tình trạng khô da, đỏ da, sưng tấy hoặc đau các đầu ngón chân, kẽ chân và lòng bàn chân.
  • Xức phấn vào giữa các kẽ chân. Điều này giúp các vùng da ở đây khô ráo, tránh bị nhiễm nấm.
  • Bôi kem lên cẳng chân và bàn chân để tránh bị khô và nẻ. Tuy nhiên không bôi kem vào kẽ chân vì có thể gây ra nhiễm nấm.
  • Cắt tỉa móng chân. Sử dụng cây giũa để giũa móng chứ không dùng kìm cắt để tránh tổn thương da.
  • Bảo vệ đôi chân. Thường xuyên mang giày để bảo vệ chân bạn khỏi chấn thương. Không sử dụng túi sưởi hoặc chai nước nóng để làm ấm chân vì có thể bị bỏng mà bạn không cảm nhận được.
  • Kiểm tra sức khỏe. Mỗi lần kiểm tra sức khỏe cần chắc chắn rằng bác sĩ đã khám đôi chân của bạn.
  • Không tự ý sử dụng các thuốc điều trị. Chúng có thể gây hại cho chân bạn. Hãy để bác sĩ điều trị cho bạn.
  • Mang giày đúng cỡ. Và luôn luôn mang tất(vớ).

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/peripheral-neuropathy-foot-skin-care

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Thùy Linh - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mười sự thật về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

(24)
Số lượng người mắc bệnh tiểu đường đã tăng gần 4 lần so với năm 1980. Tần suất mắc bệnh tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có ... [xem thêm]

10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

(77)
Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

Sự tăng cân ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như thế nào?

(21)
Bạn sẽ trải qua một vài sự thay đổi ngay cả khi bạn không mong đợi. Số cân nặng mà bạn nhìn thấy mới chỉ là một nửa của “câu chuyện”. Bạn cũng ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và bàn chân

(100)
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương thần kinh ở tay và chân của bạn. Chúng được gọi là thần kinh ngoại vi. Khi gặp tình trạng này cần chăm sóc da và ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe nổi trội ở Mỹ và trên toàn thế giới

(78)
Hiện nay, có hàng triệu người đã được chẩn đoán hoặc vẫn chưa nhận ra trạng thái kháng insulin cũng như các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường loại 2. ... [xem thêm]

Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường

(23)
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu có một trong những tiêu chuẩn sau: Có triệu chứng của tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu ... [xem thêm]

Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

(34)
Bạn có thể đã bị sốc khi phát hiện ra rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ – nhiều phụ nữ không có dấu hiệu cụ thể. Các dấu hiệu của bệnh tiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN