Nấc

(4.04) - 53 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nấc là bệnh gì?

Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt lặp đi lặp lại và không kiểm soát được. Mỗi lần cơ hoành co sẽ tác động lực đột ngột lên dây thanh âm, tạo ra các âm thanh “hic” đặc trưng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấc là gì?

Các triệu chứng nấc là những âm thanh đặc trưng, cũng có thể là cảm giác thắt chặt nhẹ ở ngực, bụng hoặc cổ họng trước khi xuất hiện âm thanh.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh nấc?

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nấc kéo dài dưới 48 giờ bao gồm:

  • Ăn quá nhiều và quá nhanh;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Nuốt quá nhiều không khí/nuốt không khí thông qua kẹo cao su hoặc ngậm kẹo;
  • Hút thuốc;
  • Thay đổi đột ngột về nhiệt độ dạ dày;
  • Căng thẳng về cảm xúc hoặc hưng phấn.

Tuy nhiên, nếu nấc kéo dài hơn 48 giờ có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như:

  • Tổn thương thần kinh hoặc bị dị ứng;
  • Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương;
  • Rối loạn chuyển hóa và thuốc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh nấc?

Nấc là tình trạng rất phổ biến, và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nấc?

Đàn ông có nhiều khả năng bị nấc lâu hơn phụ nữ. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy bị nấc, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề tâm thần hay cảm xúc: lo âu, căng thẳng và phấn khích thường đi đôi với nấc ngắn hạn và dài hạn;
  • Phẫu thuật: một số người bị nấc sau khi trải qua gây mê toàn thân hoặc sau các thủ tục liên quan đến cơ quan trong bụng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấc?

Bạn cần đi khám thần kinh để kiểm tra sự cân bằng và phối hợp giữa cơ bắp với phản xạ thị giác và xúc giác. Nếu nghi ngờ nguyên nhân sâu xa hơn dẫn đến nấc, bác sĩ cần phải kiểm tra thêm, bao gồm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm mẫu máu để kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, bệnh tiểu đường và bệnh thận;
  • Xét nghiệm hình ảnh để phát hiện các bất thường giải phẫu có thể ảnh hưởng các dây thần kinh phế vị, thần kinh cơ hoành hoặc cơ hoành. Một số xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • Kiểm tra nội soi: bác sĩ sử dụng một ống mỏng, dẻo có chứa camera nhỏ, truyền xuống cổ họng để kiểm tra thực quản hoặc khí quản.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nấc?

Hầu hết các trường hợp nấc sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Nếu có nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh, bạn cần điều trị ngay để ngăn chặn tình trạng nấc tiếp diễn. Những phương pháp điều trị sau đây giúp điều trị các trường hợp nấc kéo dài hơn 48 giờ:

  • Thuốc: như chlorpromazine, metoclopramide, baclofen;
  • Phẫu thuật: nếu phương pháp điều trị ít xâm lấn không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiêm một chất gây mê để chặn dây thần kinh cơ hoành, ngăn chặn nấc. Một cách khác là phẫu thuật cấy ghép một thiết bị hoạt động bằng pin để cung cấp điện nhẹ đến dây thần kinh phế vị, giúp kích thích chúng và kiểm soát nấc dai dẳng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nấc?

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được, nhưng các biện pháp phổ biến sau đây có thể giúp bạn khắc phục cơn nấc nhẹ:

  • Hít thở vào một túi giấy;
  • Súc miệng bằng nước đá;
  • Nhịn thở trong vài giây;
  • Uống từng ngụm nước lạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễu loạn cảm xúc

(42)
Tìm hiểu chungChứng nhiễu loạn cảm xúc là gì?Chứng nhiễu loạn cảm xúc (PBA) là một tình trạng đặc trưng bởi các cơn bùng phát cười hoặc khóc không phù ... [xem thêm]

Thuyên tắc ối

(45)
Tìm hiểu chungThuyên tắc ối là bệnh gì?Bệnh thuyên tắc ối là tình trạng trong đó nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu ... [xem thêm]

Chốc lở

(20)
Nếu con bạn có các vết loét đỏ, đặc biệt là ở quanh mũi và miệng, trẻ có thể bị chốc lở. Đây là một tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra và ... [xem thêm]

Ung thư lưỡi

(35)
Tìm hiểu chungUng thư lưỡi là bệnh gì?Ung thư lưỡi là loại ung thư miệng-hầu. Bệnh có thể phát triển ở lưỡi miệng (hai phần ba lưỡi phía trước) hoặc ... [xem thêm]

Mất thính lực

(27)
Tìm hiểu chungMất thính lực là bệnh gì?Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe ... [xem thêm]

Quáng gà

(88)
Tìm hiểu chungBệnh quáng gà là gì?Bệnh quáng gà cũng được gọi là chứng mù đêm. Đây là một loại suy giảm thị lực. Những người bị quáng gà có thị ... [xem thêm]

Thủng dạ dày

(29)
Tìm hiểu chungThủng dạ dày là tình trạng gì?Thủng dạ dày, còn được gọi là dạ dày bị vỡ, khi thành dạ dày xuất hiện một cái lỗ. Thủng dạ dày xảy ra ... [xem thêm]

Chắp mắt

(35)
Chắp mắt là một vấn đề khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mí mắt do tuyến nhờn bị bít tắc. Tình trạng này thường dễ bị nhầm lẫn với lẹo mắt – ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN