Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu có một trong những tiêu chuẩn sau:
- Có triệu chứng của tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân) và nồng độ đường huyết cao hơn hoặc bằng 200 mili-gram/deci-lit (mg/dL). Xét nghiệm đường huyết có thể được làm vào bất cứ lúc nào trong ngày. Không lệ thuộc vào lần cuối cùng ăn là khi nào (nghĩa là xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên).
- Có nồng độ đường huyết khi đói cao hơn hoặc bằng 126 mg/dL. Xét nghiệm đường huyết khi đói được làm sau khi nhịn ăn uống. Chỉ uống nước lọc trong vòng ít nhất 8 tiếng.
- Đường huyết trong xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT) ở thời điểm 2 giờ cao hơn hoặc bằng 200 mg/dL. OGTT được ứng dụng nhiều nhất trong chẩn đoán 2 giờ bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Có nồng độ HbA1c máu cao hơn hoặc bằng 6.5%.
Chẩn đoán tiểu đường cần được chứng thực bằng cách lặp lại xét nghiệm đường huyết với cùng phương pháp hoặc một phương pháp khác vào một ngày khác.
Nếu nồng độ đường huyết khi đói nằm trong khoảng 100-125 mg/dL. Kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (ở thời điểm 2 giờ sau khi bắt đầu test) nằm trong khoảng 140-199 mg/dL. Hoặc nồng độ Hb1Ac nằm trong khoảng 5.7%-6.4%, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán tiền tiểu đường. Điều này có nghĩa rằng nồng độ đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán tiểu đường. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bao lâu thì nên làm xét nghiệm lại.
Tài liệu tham khảo
http://www.webmd.com/diabetes/tc/criteria-for-diagnosing-diabetes-topic-overview