Sự tăng cân ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như thế nào?

(4.02) - 21 đánh giá

Bạn sẽ trải qua một vài sự thay đổi ngay cả khi bạn không mong đợi.
Số cân nặng mà bạn nhìn thấy mới chỉ là một nửa của “câu chuyện”. Bạn cũng đang tăng khối lượng ở những vùng xung quanh các cơ quan bên trong cơ thể. Lượng mỡ này được gọi là mỡ nội tạng, nó cản trở sự hoạt động của những hormone chuyển hóa. Hậu quả của việc này là một chu kì tồi tệ, đó là khi mà bạn hoàn tất việc tiêu hóa thức ăn chậm hơn, và điều đó sẽ khiến bạn tăng cân nhanh hơn. Mỡ cũng sẽ khiến cơ thể đề kháng hơn với insulin.

Điều này có thể làm tăng nguy cơ bạn mắc đái tháo đường type 2. Cơ thể của bạn càng béo, huyết áp của bạn sẽ càng cao vì tim phải bơm một cách khó khăn hơn để lưu thông máu. Điều này cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngay cả visible fat cũng có thể gây nguy hiểm (visible fat là những thứ bạn thấy ở dạng bơ, dầu ăn (dầu thực vật), chất béo hydro hóa, bơ thực vật, mỡ lợn… Còn invisible fat là chất béo ẩn vốn có trong thực phẩm với số lượng khác nhau như sữa, trứng, hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt lanh, hạt vừng, lúa mì, gia vị, bơ,…).

Nếu bạn có lượng mỡ dự trữ xung quanh cổ, nó có thể chèn ép đường hô hấp. Điều này làm cho khó thở và có thể dẫn đến ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, các vấn đề về tim, bệnh đái tháo đường type 2 và thậm chí tử vong. Việc gánh thêm khối lượng đã tạo một lực đè ép lên các khớp, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp. Giảm chỉ 5% trọng lượng cơ thể của mình, bạn có thể làm giảm nhiều nguy cơ bệnh tật, chẳng hạn như bệnh tim.

Bạn có thể đạt được điều đó bằng cách xây dựng một chế độ ăn của mình, trong đó chứa một nửa là rau củ và trái cây, và hạn chế lean protein – Protein hoàn chỉnh (lean protein được định nghĩa bởi USDA chứa ít hơn 10 gram tổng chất béo trên mỗi phần 98 gram, còn gọi là protein chất lượng cao, chủ yếu có nguồn gốc động vật, chứa 9 acid amin thiết yếu). Hãy coi trọng vấn đề béo phì ngay bây giờ, trước khi những hậu quả xảy đến.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/techinsider/videos/1488697384572266/?hc_location=ufi

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Thị Ngọc Anh - Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Nguyễn Hữu Khánh Duy - BS. Đặng Trần Khiêm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

(97)
Bạn có thể kiếm soát được bệnh tiểu đường của mình nếu bạn có chế độ ăn uống một cách thông minh và hợp lý. Các loại thực phẩm phù hợp có thể ... [xem thêm]

Suy giáp

(48)
Tổng quan Suy giáp là gì? Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và phong cách sống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

(53)
Thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể lực, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Nhiều thai phụ ... [xem thêm]

Bệnh nhân tiểu đường có nên uống rượu không?

(86)
Tại Úc, uống rượu được đại đa số người dân chấp nhận và đối với nhiều người là một phần bình thường trong các sự kiện xã hội. Khi sử dụng ... [xem thêm]

Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

(67)
Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay ... [xem thêm]

Cách chăm sóc bệnh tiểu đường thai kỳ trước và sau sinh

(43)
Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai. Thai phụ nên Đặt lịch hẹn khám thai thường xuyên hơn Xét ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe nổi trội ở Mỹ và trên toàn thế giới

(78)
Hiện nay, có hàng triệu người đã được chẩn đoán hoặc vẫn chưa nhận ra trạng thái kháng insulin cũng như các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường loại 2. ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN