Bệnh quai bị ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan

(4.43) - 94 đánh giá

Không như người lớn, bệnh quai bị ở trẻ em thường nhẹ và ít biến chứng. Song không vì thế mà bạn chủ quan không phòng bệnh cho con hoặc chăm sóc con đúng cách khi bé mắc bệnh này.

Bệnh quai bị hiện chưa có thuốc điều trị, song bạn hoàn toàn có thể bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này bằng cách tiêm chủng ngừa vắc xin MMR¹. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh bằng việc chăm con đúng cách. Hãy tham khảo bài viết sau của Chúng tôi để biết cách phòng tránh lây nhiễm và chăm sóc khi bé bị bệnh.

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus, gây sưng đau ở tuyến nước bọt, còn gọi là tuyến mang tai. Bệnh thường lây qua đường tiếp xúc thông thường khi trong không khí có virus gây bệnh.

Virus gây bệnh quai bị có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể, đặc biệt là ở tuyến nước bọt mang tai. Những tuyến này nằm ở 2 bên trước tai và dưới gò má, tức là vùng nằm giữa tai và hàm. Khi mắc bệnh quai bị, tuyến nước bọt sẽ sưng và rất đau.

Quai bị là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới cho đến khi vắc xin quai bị được tìm ra vào năm 1967. Người từng mắc bệnh này hiếm khi nào mắc lại lần hai vì sau lần mắc đầu tiên, cơ thể sẽ tạo kháng thể bảo vệ suốt đời. Có nhiều dạng nhiễm trùng khác gây sưng tuyến nước bọt nên nhiều cha mẹ hay lầm tưởng rằng bé bị mắc quai bị lần nữa.

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện trong khoảng 2 tuần sau khi trẻ nhiễm virus. Những triệu chứng này rất giống với cảm cúm, như:

  • Mệt mỏi
  • Đau cơ, đau hàm
  • Đau đầu
  • Ho, sổ mũi
  • Biếng ăn
  • Sốt nhẹ.

Trong vài ngày tiếp theo, bé sẽ sốt cao khoảng 39°C và sưng tuyến nước bọt. Khi sưng tuyến nước bọt, bé có nguy cơ truyền virus cho người khác qua tiếp xúc thông thường. Tuyến nước bọt sẽ sưng và đau định kì hoặc khi vị giác bị kích thích.

Hầu hết các bé mắc bệnh đều có biểu hiện của việc nhiễm virus gây bệnh nhưng cũng có những bé có rất ít hoặc không có triệu chứng nào. Khoảng một phần ba trẻ sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng biểu hiện bệnh rất nhẹ.

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Virus quai bị rất dễ lây lan. Chúng theo những giọt dịch nhỏ xíu từ miệng và mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho, thậm chí là khi cười và truyền trực tiếp qua người tiếp xúc. Ngoài ra virus còn có thể lây qua việc sử dụng khăn hoặc ly nước chung.

Người mắc quai bị thường dễ lây cho người khác, đặc biệt là từ 1 – 2 ngày trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên đến tận 6 ngày sau khi hết bệnh. Nếu con bạn bị quai bị, hãy giữ bé tránh xa những người khác, nhất là từ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cho đến khi bệnh không còn nguy cơ lây nhiễm và ngược lại. Người nhiễm virus quai bị có thể không có bất kì triệu chứng nào.

Biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Biến chứng của bệnh quai bị tương đối hiếm, nhưng nếu không được điều trị đúng, biến chứng sẽ trở nên rất trầm trọng. Bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt ở mang tai mà còn có thể gây viêm nhiễm những bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não và hệ sinh sản.

Bệnh quai bị thường nhẹ ở trẻ em, nhưng đôi khi các biến chứng có thể xảy ra. Tuy các biến chứng nghiêm trọng thường hiếm gặp song có thể ảnh hưởng lâu dài đến tuổi trưởng thành. Các biến chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

  • Nếu mắc bệnh khi còn nhỏ, trẻ có thể bị điếc, tỷ lệ trẻ gặp biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Quai bị có thể tấn công hệ thống thần kinh trung ương, gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não (gây ra các vấn đề phối hợp vận động). Các biến chứng hệ thần kinh từ quai bị thường gặp hơn ở người lớn nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em.
  • Bệnh quai bị có thể gây ra viêm màng tinh hoàn ở 4 trong số 10 bé trai và nam giới trưởng thành. Bệnh này phổ biến hơn sau tuổi dậy thì và có thể gây đau trong một vài tuần kèm triệu chứng sưng, đau, buồn nôn, nôn và sốt. Viêm tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Chẩn đoán bệnh quai bị ở trẻ em như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh quai bị thông qua việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho trẻ làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch lấy từ mũi hoặc cổ họng để việc chẩn đoán chính xác hơn.

Bố mẹ cần làm gì khi bé bị mắc quai bị?

Vì quai bị là một loại virus gây ra nên kháng sinh hoặc các loại thuốc sẽ vô hiệu. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em là giúp bé điều trị triệu chứng để con cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ khi mệt
  • Không cho bé tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là trẻ em và trẻ sơ sinh.
  • Dùng thuốc giảm đau, ví dụ như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt. Lưu ý không cho trẻ uống ASA (axit acetylsalicylic).
  • Dùng túi đá chườm mang tai
  • Uống nhiều nước, bù dịch
  • Ăn thức ăn nhẹ như súp, sữa chua và những loại thực phẩm không cần nhai (động tác nhai có thể khiến bé thấy đau vì tuyến nước bọt đang sưng)
  • Không dùng các loại thức ăn và nước uống chứa axit.

Bạn có thể phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em cho bé?

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. Vắc xin quai bị là một phần trong loại vắc xin tích hợp sởi – quai bị – rubella (MMR) thường được tiêm ngừa cho bé từ 12 – 15 tháng tuổi. Liều thứ 2 của vắc xin MMR sẽ tiêm khi bé được 4 – 6 tuổi.

Đôi khi loại vắc xin này sẽ được tiêm mà không cần tuân theo lịch tiêm chủng. Nguyên do là vì trong trường hợp khi bùng nổ bệnh sởi, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm một liều vắc xin MMR bổ sung khi bé trong độ tuổi từ 1 – 4 tuổi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để biết được thông tin mới nhất.

Nếu mắc bệnh quai bị, bé sẽ thường phục hồi sau khoảng 10 – 12 ngày. Một tuần sau tuyến nước bọt sẽ không còn sưng, nhưng thường thì hai tuyến nước bọt hai bên mang tai sẽ sưng khác thời điểm, nên sẽ có tuyến hết sưng trước và tuyến hết sưng sau.

Khi nào bạn nên cho trẻ mắc bệnh quai bị đi khám?

Hãy đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nếu:

  • Bé sốt hơn 3 ngày
  • Tuyến nước bọt sưng kéo dài hơn 7 ngày (trong nhiều trường hợp, bên mang tai còn lại sẽ sưng sau một hai ngày)
  • Bé có biểu hiện sưng, đau đớn hơn.
  • Bé có hành vi và biểu hiện thể chất không bình thường
  • Bị co giật
  • Bỏ ăn, uống
  • Có biểu hiện mất nước.

Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất cho con nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bỏ túi 5 cách chế biến trứng cực “thân thiện” với sức khỏe

(84)
Trứng là loại thực phẩm quen thuộc, giàu dưỡng chất và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng khác nhau. Tuy nhiên, bạn đã biết cách chế biến ... [xem thêm]

11 nguyên nhân rối loạn cương dương khiến cả hai mất hứng

(67)
Chuyện chăn gối như một cuộc chơi nóng bỏng mà chỉ cần “cậu bé” ỉu xìu là cả hai… mạnh ai nấy đắp chăn đi ngủ! Vậy nguyên nhân rối loạn cương ... [xem thêm]

Cách làm sữa chua ngon, dẻo tại nhà khiến ai cũng mê

(44)
Bắt tay vào thử ngay 9 cách làm sữa chua, yaourt nhiều hương vị đơn giản tại nhà, chắc chắn sẽ thỏa mãn vị giác của mọi thành viên trong gia đình bạn ... [xem thêm]

Virus HIV tác động tới hệ thống miễn dịch như thế nào?

(13)
Virus HIV tấn công vào các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch, làm suy yếu hệ thống phòng thủ, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.HIV ... [xem thêm]

Ung thư phổi khi mang thai có nguy hiểm không?

(51)
Tình trạng ung thư phổi khi mang thai đang dần trở nên phổ biến hơn. Mặc dù có nhiều rủi ro nhưng nhiều phụ nữ đã tiếp nhận điều trị bệnh và sinh con ... [xem thêm]

Tuyệt chiêu luyện ngủ cho cặp sinh đôi cực hiệu quả

(29)
Việc luyện ngủ cho cặp sinh đôi là một hành trình gian nan. Tuy nhiên, nếu bạn có trong tay một số “tuyệt chiêu” nhất định, công việc này sẽ trở nên ... [xem thêm]

7 cách làm mặt nạ đu đủ giúp trắng da, trị thâm nám

(79)
Đu đủ với nguồn dinh dưỡng phong phú cùng các vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe tốt. ... [xem thêm]

5 quan niệm sai lầm về cao huyết áp

(57)
Bạn có lo lắng về trình trạng cao huyết áp của bản thân, một thành viên trong gia đình hay một người bạn của bạn không? Lo lắng của bạn là hoàn toàn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN