Cách làm dầu dừa nguyên chất nhanh và đơn giản tại nhà

(3.69) - 89 đánh giá

Với nhiều công dụng trong thực phẩm và làm đẹp, việc sử dụng dầu dừa đã trở nên phổ biến. Hãy cùng tham khảo những cách làm dầu dừa tại nhà dưới đây bạn nhé.

Dầu dừa – thần dược cho vẻ đẹp – vốn là sản phẩm rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng mua dầu dừa ở siêu thị hoặc tiệm tạp hóa. Có rất nhiều nơi bán dầu dừa, cả sản phẩm dầu công nghiệp hay dầu dừa nguyên chất homemade. Tuy nhiên, những loại dầu này có thể không đảm bảo được về nguồn gốc và chất lượng cũng như dùng sai cách. Vậy tại sao bạn không thử tự làm dầu dừa nguyên chất tại nhà ? Chỉ với các cách làm dầu dừa đơn giản, bạn có thể tự nấu dầu dừa đảm bảo vệ sinh chất lượng cho bản thân và gia đình rồi đấy.

Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm dầu dừa theo 2 phương pháp nóng và lạnh. Hãy cùng tìm hiểu và chọn phương pháp phù hợp cho bạn hơn để tận dụng những lợi ích sức khỏe từ dầu dừa nguyên chất và an toàn nhé!

Cách làm dầu dừa lạnh

Tự làm dầu dừa theo phương pháp lạnh khá đơn giản.

Nguyên liệu bạn cần có để làm dầu dừa

  • Dừa (chọn quả già, vỏ nâu)
  • Dao chặt dừa
  • Máy xay sinh tố
  • Hũ đựng dầu dừa
  • Đồ nạo cơm và lọc nước cốt dừa

Các bước làm dầu dừa nguyên chất

Lấy cơm dừa

Dùng dao phay bổ đôi quả dừa, sau đó dùng đồ nạo dừa để nạo lấy cơm dừa. Nếu không có đồ nạo thì dùng dao hoặc muỗng cứng thay thế và cắt thịt cơm dừa thành các miếng nhỏ nhé.

• Xay và lọc lấy nước cốt dừa

Bạn cho cơm dừa vào máy xay, thêm một ít nước và xay ở chế độ trung bình cho đến khi tạo được hỗn hợp sệt và nhuyễn mịn. Sau đó, dùng các túi lọc chuyên dụng, đồ lọc cà phê hoặc đơn giản là một miếng vải sạch để vắt và lọc lấy nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay cho vào hũ đựng. Bạn nhớ vắt mạnh tay để không bỏ sót nước cốt.

• Đợi lắng và thu dầu dừa nguyên chất

Bạn nên để yên hũ nước cốt dừa ở nơi khô ráo và nhiệt độ thích hợp trong vòng 1 ngày. Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng, phần váng đông phía trên và dầu dừa nguyên chất phía dưới. Bạn chỉ cần hớt phần váng bỏ đi là đã hoàn thành cách làm dầu dừa tại nhà và thu được sản phẩm dầu dừa vừa an toàn vừa chất lượng rồi.

Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể để hủ nước cốt đó vào tủ lạnh. Còn nếu bạn không thích đông lạnh hỗn hợp, bạn có thể để hũ trong nhiệt độ phòng bình thường;

Cách nấu dầu dừa nóng

Nguyên liệu bạn cần có để làm dầu dừa

  • Dừa khô
  • Nước sôi
  • Máy xay sinh tố
  • Hũ đựng dầu dừa
  • Nồi nấu nước cốt
  • Đồ lọc nước cốt dừa

Cách thắng dầu dừa nguyên chất

• Xay cơm dừa với nước sôi

Sử dụng cơm dừa xay sẵn. Nhưng nếu không có chỗ nào bán uy tín và đảm bảo vệ sinh, bạn có thể mua dừa về tự chặt và nạo lấy cơm dừa. Thái nhỏ cơm dừa và cho vào máy xay nhuyễn cùng với nước sôi theo tỉ lệ 1 trái dừa : 2 chén nước. Không để hỗn hợp ngập quá 1/2 máy xay, nếu làm nhiều bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần để xay nhé.

• Lọc nước cốt dừa

Bạn dùng một tấm vải thưa trải căng lên một cái tô. Sau đó, chế hỗn hợp đã xay nhuyễn lên tấm vải để dầu dừa nhỏ vào tô. Bạn nên dùng que đè lên hoặc trực tiếp vắt bằng tay để lấy được tất cả nước cốt.

• Đun sôi nước cốt dừa

Bạn cho nước cốt vào nồi và nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi dung dịch sôi và bắt đầu bay hơi. Khi lớp cặn ngả màu nâu và dầu dừa trở nên trong suốt là được. Thời gian đun sôi nước cốt cho đến khi dầu dừa trong lại có thể mất khoảng 1 giờ (với 2 trái dừa). Bạn hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để nước cốt không bị khét nhé.

• Lọc lấy dầu dừa nguyên chất

Sau hi nấu dầu dừa cho trong lại, bạn loại bỏ phần cặn phía trên, để dầu dừa nguội và cất vào hũ dùng dần.

Dầu dừa đem lại nhiều công dụng “thần kỳ” trong làm đẹp và dinh dưỡng. Bạn có thể tìm mua dầu dừa ở nhiều cửa hàng, tuy nhiên, tự chế dầu dừa tại nhà để sửa dụng vẫn là an toàn nhất. Bằng những cách làm dầu dừa đơn giản vừa nêu, mong rằng bạn sẽ có thể tự làm dầu dừa ở nhà nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quai bị kiêng gì? 4 loại thực phẩm bệnh nhân quai bị nên tránh xa

(60)
Bệnh quai bị kiêng gì? Người bệnh nên ăn gì để mau lành bệnh? Đó là những câu hỏi phổ biến của cả người bệnh và người chăm sóc cho bệnh nhân.Quai ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh hen phế quản dạng ho

(42)
Bạn được bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh hen phế quản dạng ho nhưng không biết bệnh đó là gì? Để hiểu rõ hơn về bệnh này, bạn hãy đọc bài viết của ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ không ngờ tới của thuốc chữa HIV

(66)
Điều trị liệu pháp kháng virus (ART) giúp người nhiễm HIV sống lâu hơn và có cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, điều trị này có thể gây một số tác ... [xem thêm]

11 công dụng của hàu đối với sức khỏe trẻ em

(91)
Công dụng của hàu mang lại cho sức khỏe trẻ em là điều không thể chối cãi. Nếu bạn muốn bổ sung dưỡng chất như kẽm, vitamin và giúp bé chắc xương, hàu ... [xem thêm]

Mách nàng công sở cách làm salad ngon miệng lại đẹp mắt

(72)
Nếu bạn muốn có bữa trưa bổ dưỡng mà vẫn duy trì vóc dáng và tiết kiệm thời gian, hãy thử ngay cách làm salad cực kỳ ngon mắt khiến bạn không nỡ ăn!Các ... [xem thêm]

Những điều cần biết trước khi cho bé uống sữa bò tươi

(58)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

Tế bào gốc cải thiện làn da của bạn như thế nào?

(17)
Hiện nay, tế bào gốc tủy răng được sử dụng rất phổ biến trong các liệu trình thẩm mỹ, với loại tế bào gốc này, làn da của bạn sẽ được thay mới, ... [xem thêm]

Sự thật về mãn dục nam: 5 điều mọi đàn ông cần biết

(11)
Sự thật về mãn dục nam sẽ giúp bạn biết đây không chỉ đơn thuần là tình trạng suy giảm hormone testosterone mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề khác về ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN