Bệnh phong có những dạng nào?

(3.91) - 15 đánh giá

Bệnh phong là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Việc xác định rõ các dạng bệnh phong sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh của chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên. Bệnh còn được gọi là bệnh Hansen. Bệnh phong gây loét da, tổn thương dây thần kinh và yếu cơ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra biến dạng nghiêm trọng trên cơ thể.

Các triệu chứng bệnh phong

Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

  • Yếu cơ
  • Tê ở bàn tay, cánh tay, bàn chân và chân
  • Tổn thương da

Các tổn thương da sẽ khiến bạn giảm cảm giác với nhiệt độ, cơn đau hoặc khi chạm vào. Các tổn thương này sẽ không lành, ngay cả sau vài tuần. Chúng thường có màu nhẹ hơn tông da thông thường hoặc bị đỏ do viêm.

Vi khuẩn Mycobacterium leprae gây bệnh phong. Bệnh phong lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết niêm mạc của người bị nhiễm trùng khi họ hắt hơi hoặc ho.

Căn bệnh này không dễ lây lan. Tuy nhiên, nếu bạn gần gũi, tiếp xúc nhiều lần với một người bệnh không được điều trị trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh phong.

Vi khuẩn gây bệnh phong nhân lên rất chậm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này có thời gian ủ bệnh trung bình (thời gian giữa nhiễm trùng và sự xuất hiện của các triệu chứng đầu tiên) trong 5 năm. Các triệu chứng có thể không xuất hiện trong 20 năm.

Các dạng bệnh phong

Có 3 cách chính để xác định các dạng bệnh phong.

Bệnh phong thể củ, thể u và bệnh phong trung gian gần củ

Trong hệ thống phân loại này, các chuyên gia sẽ dựa vào phản ứng miễn dịch của một người đối với căn bệnh này để quyết định dạng bệnh họ mắc:

  • Người bị bệnh phong thể củ sẽ đáp ứng miễn dịch tốt. Người bị dạng bệnh này chỉ có một vài tổn thương. Bệnh này nhẹ và chỉ lây lan nhẹ.
  • Đối với bệnh phong thể u, người bệnh sẽ có phản ứng miễn dịch kém. Loại này cũng ảnh hưởng đến da, dây thần kinh và các cơ quan khác. Các tổn thương sẽ lan rộng, bao gồm các nốt sần (cục u lớn và bướu cổ). Dạng bệnh này sẽ dễ lây lan hơn.
  • Người bị bệnh phong trung gian gần củ có những đặc điểm lâm sàng của thể củ và thể u. Loại bệnh này có các triệu chứng giữa hai dạng bệnh phong còn lại.

Các dạng bệnh phong theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

WHO phân loại bệnh dựa trên loại và số lượng vùng da bị ảnh hưởng:

  • Nhóm ít vi khuẩn. Bạn có thể có từ năm tổn thương da trở xuống và không có vi khuẩn trong các mẫu da.
  • Nhóm nhiều vi khuẩn. Bạn sẽ có nhiều hơn 5 tổn thương da hoặc có vi khuẩn trong mẫu da xét nghiệm hoặc bạn sẽ có cả hai dấu hiệu này.

Các dạng bệnh phong theo Ridley-Jopling

Theo các phân loại này, bệnh phong có 5 dạng dựa vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Bệnh phong thể củ

Các tổn thương da phẳng, một số có thể lớn và tê. Nhiều tổn thương có thể liên quan đến thần kinh. Bệnh có thể tự lành hoặc tiến triển thành dạng bệnh khác nghiêm trọng hơn.

Bệnh phong trung gian gần củ (Phong BT)

Các tổn thương da tương tự như thể củ nhưng nhiều hơn. Nhiều tổn thương có thể liên quan đến thần kinh. Bệnh có thể trở về thể củ hoặc tiến triển đến một dạng nghiêm trọng hơn.

Phong trung gian (Phong BB)

Các triệu chứng:

  • Các mảng da đỏ
  • Tê vừa phải
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Có liên quan đến thần kinh

Bệnh có thể trở về dạng trước đó hoặc tiến triển đến một dạng nghiêm trọng hơn.

Phong trung gian gần u (Phong BL)

Các dấu hiệu bệnh gồm:

  • Xuất hiện nhiều tổn thương da, bao gồm các tổn thương dạng phẳng
  • Xuất hiện các cục u hoặc các mảng

Bệnh có thể trở về dạng trước đó hoặc tiến triển đến một dạng nghiêm trọng hơn.

Bệnh phong thể u

Các dấu hiệu bệnh gồm:

  • Nhiều tổn thương da với vi khuẩn
  • Rụng tóc
  • Vấn đề liên quan thần kinh nghiêm trọng hơn như dây thần kinh ngoại biên dày lên
  • Yếu chi
  • Biến dạng trên cơ thể

Ngoài ra, còn một dạng bệnh phong không xác định, không nằm trong hệ thống phân loại Ridley-Jopling. Dạng bệnh này được coi là bệnh phong giai đoạn rất sớm với một tổn thương da chỉ hơi tê khi chạm vào.

Bệnh phong không xác định có thể tự hết hoặc tiến triển thành một trong năm dạng bệnh phong trong hệ thống Ridley-Jopling.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh Kawasaki là gì? Tìm hiểu khái quát về căn bệnh lạ này

(26)
Bệnh Kawasaki là gì? Trước tiên, bạn hãy hiểu rằng đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.Kawasaki còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm ... [xem thêm]

Thực đơn giảm cân trong 3 ngày với thực phẩm tươi

(96)
Bạn muốn sở hữu một vóc dáng thon gọn và làn da tươi tắn? Việc giảm cân sẽ giúp bạn có vóc dáng thanh mảnh và tránh được nhiều bệnh tật hơn. Hãy áp ... [xem thêm]

Bắp cải tím: Không chỉ bắt mắt mà còn tốt cho sức khỏe

(25)
Bắp cải tím không chỉ có màu sắc bắt mắt trông thật hấp dẫn mà loại rau này còn đem đến giá trị dinh dưỡng cao cùng nhiều lợi ích cho sức khỏe ... [xem thêm]

Mẹ bầu có nên uống viên bổ sung vitamin không?

(40)
Ăn uống khỏe mạnh luôn là một ý tưởng thông minh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Để bù đắp dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ ... [xem thêm]

Hội chứng Savant: “Bệnh nan y” của các thiên tài

(19)
Hội chứng Savant mang đến những khả năng đặc biệt như chơi nhạc cụ hay thần sầu, vẽ bản đồ cực kỳ chính xác hay tính toán nhanh như chớp. Thế nhưng, ... [xem thêm]

Xuất tinh ra máu

(14)
Tìm hiểu chungXuất tinh ra máu là gì?Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng đục như sữa hoặc ngả vàng ngà. Tình trạng tinh dịch có máu (bằng mắt ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh cao huyết áp nhờ bỏ rượu bia và thuốc lá

(99)
Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết từ bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả và duy trì một cơ thể khỏe ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm “vi diệu” chống lão hóa da

(69)
Nếu mắt là cửa sổ tâm hồn bạn, thì làn da chính là cửa sổ báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Làn da phản ánh những gì bạn ăn hàng ngày. Nếu xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN