Thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate

(4.42) - 10 đánh giá

Tên gốc : ipratropium bromide + salbutamol sulfate

Tên biệt dược: Combivent®, Duoneb®

Phân nhóm: thuốc trị hen & bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tác dụng

Tác dụng của thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate là gì?

Bạn dùng thuốc này để điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng (thở khò khè và khó thở) của bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính-COPD, bao gồm viêm phế quản và khí phế thũng). Sản phẩm này có chứa 2 loại thuốc: ipratropium và salbutamol. Cả hai loại thuốc đều làm giãn các cơ xung quanh ống dẫn khí giúp đường ống mở rộng, do đó bạn có thể thở dễ dàng hơn. Việc kiểm soát các triệu chứng ở đường hô hấp giúp bạn học tập và làm việc hiệu quả hơn.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate cho người lớn như thế nào?

Liều dùng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – liều duy trì

Bình thuốc hít Combivent® : bạn hít 2 lần, 4 lần/ngày.

Bạn có thể cần hít thêm thuốc theo chỉ định, tuy nhiên tổng số lần dùng không nên vượt quá 12 lần trong vòng 24 giờ.

Bình thuốc phun Combivent®, Respimat®: bạn hít 1 lần, hít 4 lần/ngày. bạn cũng có thể cần hít thêm theo chỉ định, tuy nhiên tổng số lần dùng không nên vượt quá 6 lần trong vòng 24 giờ.

Dung dịch DuoNeb®: bạn xông 3 ml thuốc trong lọ nhỏ, 4 lần một ngày và dùng thêm 2-3 ml cho phép mỗi ngày.

Liều khuyến cáo tối đa là 6 lọ (18 ml)/ngày.

Liều dùng thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate như thế nào?

Bạn nên đọc hướng dẫn dùng thuốc được dược sĩ cung cấp trước khi bắt đầu sử dụng thuốc này và mỗi lần dùng thuốc mới.

Thuốc này được sử dụng bằng máy phun sương giúp chuyển đổi dung dịch thuốc thành dạng sương để bạn dễ dàng hít vào hơn. Tuy nhiên, bạn hãy tìm hiểu cách chuẩn bị dung dịch và sử dụng máy phun sương đúng cách. Nếu trẻ em sử dụng thuốc này, phụ huynh hoặc người chăm nom nên giám sát trẻ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa hô hấp.

Bạn cần lưu ý rằng dung dịch thuốc phải trong suốt và không có màu. Trước khi sử dụng, bạn hãy kiểm tra sản phẩm này xem có xuất hiện hạt hoặc bị đổi màu hay không. Nếu một trong hai hiện tượng trên xảy ra, bạn không được sử dụng thuốc.

Bạn nên sử dụng máy phun sương để hít thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng 4 lần/ngày. Bạn cần tránh để thuốc dính vào mắt. Thuốc có thể gây đau/rát mắt, nhìn mờ tạm thời và các thay đổi ở thị lực khác. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích dùng thuốc bằng ống dùng thuốc cùng với máy phun sương thay vì mặt nạ. Bên cạnh đó, bạn nên nhắm mắt lại khi dùng thuốc. Mỗi lần điều trị thường mất khoảng 5-15 phút và bạn chỉ dùng thuốc này qua máy phun sương, không nuốt hoặc tiêm dung dịch. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn hãy làm sạch các ống phun và mặt nạ/ống dùng thuốc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Lượng dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng thích ứng với việc điều trị của bạn. Ben cạnh đó, bạn không được tăng liều dùng hoặc sử dụng thuốc này thường xuyên hơn so với quy định mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng quá nhiều thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng (có thể gây tử vong).

Đặc biệt, bạn nên súc miệng sau khi điều trị giúp tránh khô miệng và họng.

Bạn nên dùng thuốc này đều đặn và khoảng cách đều nhau để có kết quả tốt nhất. Để ghi nhớ, bạn có thể sử dụng thuốc trong cùng một thời điểm mỗi ngày.

Bạn cũng cần tìm hiểu những thuốc uống/hít nào nên sử dụng hàng ngày và thuốc nào nên sử dụng khi tình trạng hô hấp đột ngột trở xấu (thuốc cứu trợ khẩn cấp). Bên cạnh đó, bạn hãy hỏi bác sĩ những việc mình nên làm nếu bị ho, triệu chứng trở xấu đi hoặc khó thở, thở khò khè, tăng tiết đờm, thức dậy vào ban đêm do khó thở hoặc phải sử dụng ống hít cứu trợ khẩn cấp thường xuyên hơn hay nếu ống hít cứu trợ khẩn cấp dường như không có hiệu quả. Bạn phải tìm hiểu cách điều trị chứng khó thở đột ngột của mình và biết khi nào cần phải đi cấp cứu.

Bạn hãy báo cho bác sĩ ngay nếu triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng khi dùng quá liều có thể bao gồm đau ngực và tim đập nhanh.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate?

Bạn nên gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Đặc biệt, bạn nên sử dụng thuốc salbutamol+ipratropium và đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Thở khò khè, nghẹn hoặc các vấn đề hô hấp khác (đặc biệt là sau khi bắt đầu dùng ống đựng thuốc mới);
  • Đau ngực, tim đập thình thịch hoặc rung trong lồng ngực;
  • Cao huyết áp ở mức nguy hiểm (nhức đầu nghiêm trọng, lo lắng, tim đập không đều);
  • Sưng mắt cá chân hoặc bàn chân;
  • Đau mắt hoặc nhìn thấy quầng sáng quanh đèn;
  • Tiểu đau hoặc tiểu khó;
  • Hạ kali huyết (lú lẫn, khát cùng cực, đi tiểu nhiều, thấy khó chịu ở chân, yếu cơ hoặc cảm giác thiếu khí lực).

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc có thể bao gồm:

  • Nhức đầu nhẹ;
  • Các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, ho hay đau họng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc ipratropium (Atrovent®), atropine (Atropen®), albuterol (Proventil HFA®, Ventolin HFA®, Vospire ER®), levalbuterol (Xoponex®), bất kỳ các thuốc khác hoặc thành phần nào trong dung dịch hoặc thuốc phun salbutamol và ipratropium;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), chẳng hạn như các thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin®), labetalol, metoprolol (Lopressor®, Toprol XL®), nadolol (Corgard®) và propranolol (Inderal®); thuốc lợi tiểu (“thuốc dạng nước”); epinephrine (EpiPen®, Primatene Mist®); thuốc cảm cúm, thuốc cho bệnh ruột kích thích, bệnh Parkinson, loét hoặc các vấn đề tiết niệu; thuốc hít khác, đặc biệt là các loại thuốc cho bệnh suyễn như arformoterol (Brovana®), formoterol (Foradil®, Perforomist®), metaproterenol, levalbuterol (Xopenex®) và salmeterol (Serevent®, Advair®) và terbutaline (Brethine®). Đồng thời, bạn nên báo với bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc sau hoặc nếu đã ngừng dùng thuốc trong vòng 2 tuần qua: thuốc chống trầm cảm như amitriptylin amoxapin; clomipramine (Anafranil®), desipramine (Norpramin®), doxepin (Silenor®), imipramine (Tofranil®), nortriptyline (Pamelor®), protriptyline (Vivactil®) và trimipramine (Surmontil®) hoặc monoamine oxidase (MAO®) chất ức chế như isocarboxazid (Marplan®), phenelzine (Nardil®), tranylcypromin (PARNATE®) và selegilin (ELDEPRYL®, Emsam®, Zelapar®). Bác sĩ có thể phải thay đổi liều thuốc hoặc theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí sau đây: tăng nhãn áp (bệnh về mắt); tiểu khó; tắc nghẽn ở bàng quang; tuyến tiền liệt (tuyến sinh dục nam); co giật; cường giáp (tình trạng có quá nhiều hormone tuyến giáp trong cơ thể); cao huyết áp; tim đập bất thường; tiểu đường; bệnh tim, bệnh gan hoặc bệnh thận;
  • Bạn phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc bạn đang sử dụng thuốc hít salbutamol và ipratropium.

Thuốc hít salbutamol và ipratropium đôi khi làm bạn thở khò khè và gây khó thở ngay sau khi hít vào. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy báo cho bác sĩ biết ngay. Bạn không sử dụng salbutamol và ipratropium lần nữa trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Những thuốc có thể tương tác với thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu (ví dụ như furosemide, hydrochlorothiazide) có thể làm tăng nguy cơ hạ kali trong máu;
  • Thuốc kháng cholinergic (ví dụ như bromocriptine, methscopolamine), linezolid, MAOIs (ví dụ như phenelzine), thuốc giãn phế quản cường giao cảm khác (ví dụ, pirbuterol, salmeterol) hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ, amitriptyline) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc hít salbutamol/ipratropium;
  • Các thuốc chẹn beta (như propranolol) vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc salbutamol/ipratropium hoặc làm bệnh trầm trọng thêm;
  • Digoxin, vì hiệu quả của thuốc này có thể giảm do thuốc hít salbutamol/ipratropium.

Thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là

  • Dị ứng với đậu nành lecithin, đậu tương, đậu phộng hoặc có bệnh sử dị ứng các chất trên;
  • Vấn đề lưu thông máu;
  • Bệnh tim hoặc mạch máu;
  • Bệnh ở nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp tim);
  • Tăng huyết áp (huyết áp cao) – bạn nên sử dụng thuốc một cách thận trọng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng;
  • Tiểu đường;
  • Tiểu khó;
  • Tăng tuyến tiền liệt;
  • Cường giáp;
  • Hạ kali huyết;
  • Bệnh tăng nhãn áp góc hẹp;
  • Động kinh;
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu bàng quang – bạn nên sử dụng một cách thận trọng vì có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc ipratropium bromide + sabutamol sulfate như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate có những hàm lượng nào?

Thuốc ipratropium bromide + salbutamol sulfate có những dạng và hàm lượng sau:

Dung dịch, thuốc hít: 2.5 mg salbutamol và 0.5 mg ipratropium.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Neo-Boldolaxine®

(69)
Tên gốc: natri docusatTên biệt dược: Neo-Boldolaxine®Phân nhóm: thuốc nhuận trường, thuốc xổTác dụngTác dụng của thuốc Neo – Boldolaxine® là gì?Thuốc Neo – ... [xem thêm]

Thuốc Povidone

(84)
Tên hoạt chất: Povidone iod, tá dượcTên thương hiệu: PovidonePhân nhóm: Thuốc trị mụn, Thuốc dùng trong viêm & loét miệng, Thuốc tác dụng lên âm đạo, Thuốc ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KYOMAN có tác dụng gì?

(55)
Tên hoạt chất: Chiết xuất Nần nghệ chuẩn hóa (Dioscorea colettii), Chiết xuất cam Bergamot (Citrus bergamia), Hesperidin: 10 mg, Rutin: 10 mg Phân nhóm: Thực phẩm chức ... [xem thêm]

Progesterone

(52)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc progesterone là gì?Progesterone là một hormone nữ quan trọng đối với sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt.Progesterone được sử ... [xem thêm]

Rovacor®

(21)
Tên gốc: lovastatinPhân nhóm: thuốc trị rối loạn lipid máuTên biệt dược: Rovacor®Tác dụngTác dụng của thuốc Rovacor® là gì?Rovacor® thường được sử dụng ... [xem thêm]

Domperidone + Paracetamol

(26)
Tác dụngTác dụng của domperidone + paracetamol là gì?Domperidone + paracetamol được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu.Paracetamol là một loại thuốc giảm ... [xem thêm]

Thuốc Utrogestan®

(30)
Tên gốc: progesteronTên biệt dược: Utrogestan®Phân nhóm: estrogen, progesteron và các thuốc tổng hợp có liên quanTác dụngTác dụng của thuốc Utrogestan® là ... [xem thêm]

Chlortetracycline

(77)
Tác dụngTác dụng của chlortetracycline là gì?Chlortetracycline ngăn cản sự gắn kết của aminoacyl chuyển thành RNA, nhờ đó ức chế tổng hợp protein và tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN