Bệnh Kawasaki là gì? Tìm hiểu khái quát về căn bệnh lạ này

(3.55) - 26 đánh giá

Bệnh Kawasaki là gì? Trước tiên, bạn hãy hiểu rằng đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.

Kawasaki còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc. Đây là tình trạng gây viêm ở động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Nó cũng ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và gây ra các triệu chứng bất thường ở mũi, miệng và cổ họng của bệnh nhân.

Bệnh Kawasaki là gì?

Kawasaki cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tim ở trẻ em. Hiệp hội Bệnh Kawasaki tại Mỹ ước tính có khoảng 4.200 trẻ em mắc phải căn bệnh này mỗi năm. Dù nó có thể ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên thuộc mọi vùng miền trên thế giới nhưng trẻ có gốc châu Á và Thái Bình Dương có nhiều nguy cơ hơn. Bé trai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ hồi phục trong vài ngày điều trị mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào. Bệnh cũng hiếm khi tái phát. Song nếu không được chữa trị tích cực, Kawasaki có thể gây ra bệnh tim nghiêm trọng. Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng một khi đã mắc phải và được điều trị khỏi, bệnh nhân cần được tái khám suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được y học xác định. Song các nhà nghiên cứu về căn bệnh này cho rằng đó là hậu quả của sự cộng hưởng yếu tố di truyền và tác động xấu từ môi trường sống.

Triệu chứng bệnh Kawasaki

Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng bệnh Kawasaki ở giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, những dấu hiệu bệnh Kawasaki có thể kéo dài đến 2 tuần, bao gồm:

  • Sốt dai dẳng từ 5 ngày trở lên
  • Phát ban toàn thân
  • Mắt đỏ
  • Môi sưng đỏ
  • Lưỡi giống như bị phồng rộp, màu đỏ giống màu quả dâu chín
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sưng phù tay, chân
  • Lòng bàn tay, lòng bàn chân nổi nhiều mẩn đỏ
  • Những vấn đề về tim cũng có thể xuất hiện trong thời gian này.

Triệu chứng bệnh Kawasaki ở giai đoạn muộn

Triệu chứng bệnh trong giai đoạn muộn sẽ bắt đầu trong vòng 2 tuần sau khi bị sốt. Da trên bàn tay và bàn chân của bệnh nhân có thể sẽ bị bong tróc. Một số người bệnh có thể bị đau khớp hoặc viêm khớp cấp tính.

Những dấu hiệu khác bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Giãn túi mật
  • Mất thính giác tạm thời.

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện không đầy đủ. Vì thế, bạn hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay khi nhận thấy một trong những dấu hiệu bất thường vừa nêu.

Chẩn đoán bệnh Kawasaki

Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán căn bệnh này. Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng trên cơ thể bệnh nhân và dùng phương pháp loại trừ với các bệnh có dấu hiệu tương tự, chẳng hạn như:

  • Sốt nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Sốt phát ban
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh sởi
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Dị ứng

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra xem bệnh có gây ảnh hưởng đến tim hay không và ảnh hưởng ở mức độ nào. Những xét nghiệm đó bao gồm:

Siêu âm tim

Siêu âm tim là một thủ thuật y tế sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim và các động mạch trong cơ thể. Thủ thuật này có thể cần được thực hiện nhiều lần để kiểm tra xem bệnh Kawasaki đã ảnh hưởng đến tim theo thời gian như thế nào.

Xét nghiệm máu

Thủ thuật này được thực hiện để bác sĩ có thêm cơ sở loại trừ những căn bệnh khác gây ra triệu chứng tương tự. Với bệnh Kawasaki, số lượng bạch cầu tăng cao. Trong khi đó, số lượng tế bào hồng cầu lại hạ thấp bất thường.

Chụp X-quang ngực

Chụp X-quang ngực sẽ cho bạn thấy hình ảnh của tim và phổi. Thủ tục này cần thực hiện để kiểm tra dấu hiệu viêm phổi hoặc suy tim.

Điện tâm đồ

Thủ thuật này sẽ ghi lại hoạt động điện tim để bác sĩ nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Khi bệnh nhân sốt cao dai dẳng từ 5 ngày trở lên kèm với dấu hiệu bong tróc da ở bàn tay và bàn chân thì có rất nhiều khả năng đã mắc bệnh Kawasaki.

Điều trị bệnh Kawasaki

Ngay khi có kết quả chẩn đoán bệnh Kawasaki, bệnh nhân cần được điều trị tích cực càng nhanh càng tốt để ngăn ngừa khả năng bệnh tác động đến tim.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân truyền kháng thể qua đường tiêm tĩnh mạch trong vòng 10 ngày sau khi bị sốt. Thời gian truyền mất khoảng 12 giờ. Sau đó, người bệnh được dùng một liều aspirin mỗi ngày trong 4 ngày tiếp theo.

Trẻ em mắc bệnh Kawasaki cần tiếp tục dùng aspirin để ngăn ngừa khả năng hình thành cục máu đông trong khoảng 6-8 tuần sau khi hết sốt.

Điều trị bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng về tim. Các chuyên gia y tế cũng cho rằng nếu được chẩn đoán và chữa bệnh trước ngày sốt thứ 5, thời gian điều trị bệnh sẽ rút ngắn và bệnh nhân cũng sẽ có sức đề kháng với căn bệnh này cao hơn.

Với những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, thời gian điều trị có thể lâu hơn để ngăn chặn nguy cơ tắc nghẽn động mạch hoặc đau tim. Trong trường hợp này, quá trình điều trị đòi hỏi bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh và aspirin mỗi ngày cho đến khi kết quả siêu âm tim cho thấy không có dấu hiệu bất thường. Khoảng thời gian này có thể mất từ 6-8 tuần hoặc lâu hơn tùy vào khả năng đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân.

Chúng tôi hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được bệnh Kawasaki là gì để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Dù là căn bệnh hiếm gặp nhưng nếu không điều trị tích cực, bệnh sẽ gây ra những tác động không hề nhỏ đến hệ tim mạch. Thậm chí, những tác động này còn có thể khiến bệnh nhân tử vong. Ngược lại, nếu được chữa bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ, trong khoảng 48 giờ sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ hết sốt và có thể tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà. Bệnh nhân cần được tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để biết được tình trạng phục hồi của cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn tâm lý ở trẻ em, bố mẹ đừng xem thường!

(68)
Bạn nghĩ rằng tình trạng rối loạn tâm lý chỉ xảy ra ở người lớn khi họ gặp những khó khăn, áp lực bởi trăm nghìn mối lo “cơm, áo, gạo, tiền”? Tuy ... [xem thêm]

3 rủi ro thường gặp nếu phụ nữ phải làm việc ca đêm khi mang thai

(36)
Theo một nghiên cứu tại Đan Mạch, phụ nữ làm việc ca đêm khi mang thai thường xuyên sẽ có nguy cơ sinh non và sẩy thai cao hơn 85% so với những người làm việc ... [xem thêm]

11 câu nói của bố mẹ có tác dụng thần kỳ trong việc nuôi dạy con

(17)
Lời nói là một loại vũ khí lợi hại vì có thể dễ dàng làm tổn thương người khác. Điều này cũng đúng trong việc dạy con cái. Đôi khi do nóng vội, không ... [xem thêm]

Điều trị chứng chậm tăng cân ở trẻ

(79)
Trẻ chậm tăng cân luôn là mối lo lắng của bạn. Làm thế nào để trẻ có thể tăng cân khỏe mạnh?Mục tiêu điều trị nhằm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ... [xem thêm]

Mẹo đơn giản giúp bé yêu khỏe mạnh hơn

(47)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Tại sao bạn nên sử dụng nước xịt khoáng?

(73)
Nước xịt khoáng ra đời như một vị cứu tinh cho làn da trong mùa hè và trở thành một vật bất ly thân của chị em phụ nữ. Không chỉ dưỡng ẩm và làm mát ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú

(31)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

7 dưỡng chất cần và đủ cho sức khỏe âm đạo

(98)
Ăn yogurt, đặt tỏi vào âm đạo, thoa lá chè quanh vùng kín…. được nhiều chị em rỉ tai nhau để trị nấm âm đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN