Mẹ bầu có nên uống viên bổ sung vitamin không?

(3.56) - 40 đánh giá

Ăn uống khỏe mạnh luôn là một ý tưởng thông minh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Để bù đắp dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống các viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, chất sắt, i-ốt và canxi. Khi nào là thời điểm thích hợp để bạn uống và có những lưu ý nào mà bạn cần quan tâm?

Mẹ bầu cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Axit folic giúp phát triển não bộ và tủy sống của bé con trong bụng mẹ. Ngoài ra, axit folic còn giảm nguy cơ dị tật khi sinh, ví dụ như tật cột sống chẻ đôi và tật thiếu não.

Dị tật ống thần kinh xảy ra trong vòng 28 ngày đầu sau khi thụ tinh, thời điểm mà nhiều phụ nữ vẫn chưa nhận ra là họ đã có thai. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ muốn có thai nên uống 400 microgram axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ trước ngày dự tính thụ tinh cho đến 12 tuần tiếp theo.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ đã từng có con bị dị tật ống thần kinh nên uống liều cao axit folic (4000 mcg) ít nhất là 1 tháng trước khi thụ tinh và kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, bạn nên tư vấn với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ việc gì.

Những loại thực phẩm giàu axit folic bao gồm các loại rau lá màu xanh, hạt, đậu, cam quýt và các viên bổ sung axit folic với liều lượng thích hợp.

Mẹ bầu cần ăn uống bổ sung chất sắt hoặc uống viên bổ sung sắt

Sắt là thành phần không thể thiếu để tạo hồng cầu giúp vận chuyển oxy, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Chất sắt còn giúp ngăn chặn tình trạng sinh non và sinh nhẹ cân. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sắt cần thiết cho thể trạng của riêng bạn lúc mang thai.

Canxi rất cần cho thai phụ và thai nhi

Canxi là một thành phần quan trọng cho phụ nữ mang thai vì vi chất này bảo vệ xương của mẹ khi bé dần lớn lên. Đồng thời, bé cũng hấp thu canxi từ xương và răng của mẹ. Mẹ bầu có thể giảm mật độ xương nếu không được cung cấp đủ canxi khi bé phát triển.

Khi nào mẹ bầu cần cung cấp vitamin?

Bạn nên bắt đầu bổ sung vitamin ngay khi bắt đầu mang thai. Nếu mẹ được cung cấp đủ axit folic trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ thì có thể giảm thiểu nhiều dị tật thai nhi. Ngoài ra, bạn hãy nhớ cung cấp đủ axit folic ít nhất là 1 tháng trước khi thụ tinh.

Nếu chưa cung cấp đủ vitamin trước khi mang thai thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn có thể làm việc đó ngay khi biết được mình đã có thai cũng chưa muộn.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bổ sung loại vitamin nào là tốt nhất. Nếu đã uống bổ sung rồi, bạn nên mang theo loại vitamin đó để bác sĩ có thể kiểm tra lại hàm lượng đã phù hợp với bạn chưa.

Viên vitamin tổng hợp “hoàn hảo” cho mẹ bầu nên chứa gì?

Bạn nên uống viên bổ sung có chứa đầy đủ các thành phần sau:

  • 400 mcg axit folic;
  • 400 IU vitamin D;
  • 200-300 mg canxi;
  • 70 mg vitamin C;
  • 3 mg thiamine;
  • 2 mg riboflavin;
  • 20 mg niacin;
  • 6 mcg vitamin B12;
  • 10 mg vitamin E;
  • 15 mg kẽm;
  • 17 mg sắt;
  • 150 mcg i-ốt.

Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại vitamin nhất định.

Nếu thai phụ uống quá nhiều vitamin, nguy cơ gì có thể xảy ra?

Viên bổ sung vitamin chứa đầy đủ tất cả loại vitamin và khoáng chất mà mẹ bầu cần. Song, uống quá liều vitamin hoặc khoáng chất cũng có thể gây hại cho thai nhi. Ví dụ như một lượng lớn vitamin A có thể gây dị tật thai nhi. Nếu đã uống bổ sung một lượng vitamin và khoáng chất đặc biệt trước khi có thai, bạn không nên uống tiếp nếu không được bác sĩ đồng ý.

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung omega-3. Đây là loại axit béo có thể giúp phát triển trí não của thai nhi. Nếu không thích ăn các loại cá chứa omega-3 cao như cá cơm, cá trích, cá hồi hay cá mòi, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung omega-3.

Tác dụng phụ của vitamin

Vitamin có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nhất là với những mẹ bầu đã có cảm giác ốm nghén, buồn nôn trước đó. Để làm giảm triệu chứng này, thời điểm thích hợp nhất để uống viên bổ sung vitamin là trước khi đi ngủ hay uống kèm với thức ăn. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ chuyển loại vitamin khác hoặc sử dụng viên vitamin dạng nhai để làm dịu dạ dày.

Lượng sắt có trong vitamin có thể khiến bạn bị táo bón. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể ăn thêm trái cây và rau xanh để tăng cường chất xơ và uống nhiều nước để tăng thải chất xơ, giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Mặc dù viên vitamin mang theo nhiều triệu chứng phụ khó chịu, mẹ hãy cố gắng sử dụng vì nó chứa đựng vô vàn lợi ích cho bé cưng. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn hãy luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ nhé.

Bạn có thể quan tâm đến đề tài:

  • Thực đơn cung cấp chất sắt cho mẹ bầu
  • 12 cách giảm bớt tình trạng ốm nghén

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các loại thức ăn nhanh nào ít ảnh hưởng đến sức khỏe?

(48)
Nếu biết cách chọn các loại thức ăn nhanh lành mạnh, bạn sẽ giảm thiểu những nguy cơ gây hại cho sức khỏe mỗi khi quá bận rộn không thể vào bếp. Trong ... [xem thêm]

Cách hôn vùng kín phụ nữ để nàng đê mê!

(15)
Những nụ hôn mơn trớn của chàng dành cho “cô bé” là một cách thể hiện tình yêu và mang lại nhiều khoái cảm đối với nàng. Thế nên các chàng hãy học ... [xem thêm]

6 cách trị mụn nhọt nhanh chóng chỉ sau một đêm

(54)
Thật kinh khủng nếu một buổi sáng thức dậy, bạn bỗng dưng phát hiện mình bị nổi mụn nhọt. Mụn nhọt gây đau ngứa và dễ viêm mủ nếu điều trị không ... [xem thêm]

Bí quyết tập luyện sau điều trị ung thư vú

(60)
Dù bạn đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư vú nào đi chăng nữa, thì một trong những điều quan trọng nhất để trị ung thư vú hiệu quả vẫn là ăn ... [xem thêm]

Mẹo phòng ngừa và điều trị virus HPV

(100)
Theo thống kê, có hơn một nửa số đàn ông và phụ nữ quan hệ tình dục thường xuyên sẽ bị lây nhiễm Siêu vi trùng Papilloma ở người (Human Papilloma Virus – ... [xem thêm]

Các dụng cụ hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở

(92)
Hầu hết phụ nữ đều mong muốn sinh con một cách tự nhiên, suôn sẻ mà không cần bất kỳ sự can thiệp y khoa nào. Tuy nhiên, một số lại phải nhờ đến sự ... [xem thêm]

Tại sao chàng bắt cá hai tay khi đang đắm say cùng bạn?

(75)
Thay vì dằn vặt tại sao chàng bắt cá hai tay, bạn nên đánh giá lại mối quan hệ để nhận ra rằng đây có thể là một khởi đầu mới cho chính bản thân ... [xem thêm]

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và những điều bạn cần lưu ý

(38)
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là một bệnh tương đối nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong cao. Vì thế, việc tìm hiểu về bệnh lý này để đề phòng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN