Xuất tinh ra máu

(3.91) - 14 đánh giá

Tìm hiểu chung

Xuất tinh ra máu là gì?

Bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng đục như sữa hoặc ngả vàng ngà. Tình trạng tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hay đi tiểu sau khi xuất tinh hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) gọi là xuất tinh ra máu (hematospermia). Trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách hãm quy đầu, rách da quy đầu (thường trong trường hợp quan hệ mạnh) thì không gọi là xuất tinh ra máu.

Tình trạng có máu trong tinh dịch có thể khiến nhiều người lo ngại, tuy nhiên đây là hiện tượng không phổ biến và hiếm khi là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là ở nam giới dưới 40 tuổi. Tình trạng xuất tinh ra máu thường không kéo dài lâu và có thể tự khỏi nhưng lại hay tái phát.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với xuất tinh ra máu là gì?

Xuất tinh ra máu có thể trở nên đáng quan ngại khi nó là triệu chứng bệnh lý nam khoa và xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Khi đó, người bệnh có thể bị xuất tinh ra máu kèm theo một số triệu chứng như:

  • Tiểu buốt
  • Có lẫn máu trong nước tiểu
  • Đau khi xuất tinh
  • Sốt nhẹ
  • Đau lưng dưới
  • Đau bụng dưới
  • Đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bìu, bẹn

Nguyên nhân

Nguyên nhân của xuất tinh ra máu là gì?

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng có máu trong tinh dịch thường khó xác định. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khoanh vùng những yếu tố sau đây:

  • Viêm do nhiễm khuẩn. Đây là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất tinh ra máu. Viêm do nhiễm khuẩn có thể là viêm túi tinh, viêm đường dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn… Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến xung huyết và phù nề các ống, các tuyến của đường dẫn tinh như túi tinh, tuyến tiền liệt, niệu đạo, gây xuất tinh ra máu.
  • Làm thủ thuật y tế hoặc bị chấn thương. Xuất tinh ra máu có thể xuất hiện sau khi sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, xạ trị trong ung thư tuyến tiền liệt, sau khi làm thủ thuật thắt ống dẫn tinh hay cắt tinh hoàn… Các chấn thương vật lý ở vùng tinh hoàn khi chơi thể thao hoặc gặp tai nạn cũng có thể khiến máu hiện diện trong tinh dịch.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh. Cổ bàng quang có rất nhiều mạch máu trực tiếp nối đến sau niệu đạo, một số tĩnh mạch nhỏ di chuyển giãn nở rộng, sau khi xuất tinh niệu đạo co thắt mạch, làm đứt các tĩnh mạch nhỏ dẫn đến xuất tinh ra máu.
  • Ung thư. Các loại ung thư ở cơ quan tiết niệu và sinh dục nam như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho… đều dễ gây xuất tinh ra máu.
  • Các bệnh lý khác. Các bệnh toàn thân có thể gây xuất tinh ra máu là rối loạn đông máu, máu khó đông (hemophilia), xơ gan, viêm gan mạn tính, bệnh bạch cầu…
  • Bất thường mạch máu. Các bất thường mạch máu ở bộ phận sinh dục nam chẳng hạn như u mạch máu có thể là nguyên nhân gây xuất tinh ra máu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán xuất tinh ra máu?

Bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp sau để chẩn đoán:

  • Thăm khám sức khỏe. Bác sĩ có thể kiểm tra người bệnh về các triệu chứng khác, chẳng hạn như tinh hoàn bị sưng, đỏ hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm có thể nhận ra bằng mắt thường.
  • Xét nghiệm các viêm nhiễm lây qua đường tình dục (STI). Thông qua các xét nghiệm (trong đó có xét nghiệm máu), bác sĩ sẽ dùng kết quả để loại trừ khả năng mắc các bệnh đường tình dục (STD) gây chảy máu khi xuất tinh.
  • Xét nghiệm nước tiểu. Phương pháp có thể giúp phát hiện nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc các bất thường khác trong nước tiểu của người bệnh.
  • Định lượng PSA. Xét nghiệm tìm kháng nguyên do tuyến tiền liệt tạo ra và đánh giá chức năng của tuyến tiền liệt.
  • Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sàng lọc chẳng hạn như siêu âm, chụp CT và MRI có thể giúp xác định vị trí vật cản.
  • Siêu âm qua ngả trực tràng. Bác sĩ sử dụng đầu dò để tìm khối u và các bất thường khác xung quanh tuyến tiền liệt.

Những phương pháp điều trị xuất tinh ra máu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Trong trường hợp cần can thiệp y tế, bác sĩ sẽ cân nhắc và lên phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

Điều trị tại nhà

Nếu do chấn thương, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian tự hồi phục. Chườm đá là cách giảm sưng hữu hiệu, tuy nhiên chỉ nên áp dụng trong 10–20 phút một lần. Lưu ý, không dùng túi chườm trực tiếp lên vùng bị đau mà nên lót thêm khăn sạch. Người bệnh cần theo dõi các triệu chứng của bản thân và đến phòng khám kiểm tra ngay khi thấy tình trạng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài quá lâu (hơn 1 tháng).

Điều trị y tế

  • Nếu có nguyên nhân liên quan đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho người bệnh. Trong trường hợp sưng tấy, bác sĩ có thể chỉ kê thuốc kháng viêm để giảm bớt phản ứng viêm của cơ thể.
  • Nếu nguyên nhân là do tắc nghẽn đường sinh dục, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật (như phẫu thuật lấy sỏi bàng quang) hoặc cắt bỏ khối u.
  • Nếu nguyên nhân là ung thư, người bệnh sẽ được thuyên chuyển để bác sĩ chuyên khoa xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa xuất tinh ra máu?

Để phòng ngừa tình trạng này, nam giới nên:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy duy nhất 1 bạn tình
  • Hạn chế thủ dâm quá nhiều hoặc quan hệ tình dục quá thô bạo
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và đúng cách, trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng
  • Giữ chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh để căng thẳng, mệt mỏi
  • Hạn chế tối đa rượu bia, thức ăn cay, nóng, tránh các chất kích thích
  • Khám sức khỏe nam khoa định kỳ

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 vấn đề nguy hiểm đối với cơ quan sinh dục nam khi càng lớn tuổi

(97)
Những vấn đề về dương vật luôn là chuyện khá nhạy cảm với nam giới. Chúng có thể khiến cánh mày râu cảm thấy mất tự tin và phong độ trước phụ nữ, ... [xem thêm]

Testosterone

(63)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm testosteroneBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm testosterone là gì?Testosterone là một hormone giới tính nam lưu ... [xem thêm]

Vì sao nam giới cần đến 250 triệu tinh trùng để xuất tinh?

(67)
Nam giới xuất tinh cần đến khoảng 250 triệu tinh trùng cũng bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt khiến chỉ có 1 tinh trùng chiến thắng để gặp được trứng.Quan ... [xem thêm]

Làm “chuyện ấy” khi đang ngủ, coi chừng bị miên dâm!

(50)
Chúng ta có thể quan hệ tình dục ngay cả khi ngủ và hội chứng này được gọi là miên dâm. Hội chứng này là một loại của hội chứng rối loạn giấc ngủ, ... [xem thêm]

10 cách giúp đấng mày râu tăng chất lượng tinh trùng

(64)
Nếu bạn cảm thấy nỗ lực có con của hai vợ chồng mãi chưa có kết quả thì có thể là bạn cần tìm cách tăng chất lượng tinh trùng để sớm đón tin vui.Có ... [xem thêm]

Thực phẩm gây suy giảm ham muốn làm “chuyện ấy”

(57)
Nếu vào một buổi tối đẹp trời nào đó, bỗng nhiên bạn nhận ra mình và bạn tình không có chút hứng thú nào với chuyện ấy, thì rất có thể trong khẩu ... [xem thêm]

Bốc hỏa ở nam giới: Khi nào các đấng mày râu nổi cáu?

(97)
Bốc hỏa ở nam giới là vấn đề thường gặp ở độ tuổi mãn dục khiến đấng mày râu dễ nổi cáu. Liệu có cách nào giúp các quý ông kiểm soát những cơn ... [xem thêm]

Xuất tinh sớm có phải là bệnh không?

(66)
Xuất tinh sớm là tình trạng xuất tinh nhanh trong một khoảng thời gian quá ngắn không mong muốn. Xuất tinh sớm làm giảm khoái cảm tình dục ở cả nam và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN