Travoprost là gì?

(4.04) - 27 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của travoprost là gì?

Travoprost thuộc nhóm thuốc mắt, phân nhóm thuốc trị glaucoma.

Travoprost là thuốc nhỏ mắt làm giảm áp lực trong mắt trong bệnh tăng nhãn áp (góc mở) hoặc những bệnh về mắt khác như bị tăng áp lực trong mắt. Travoprost có tác dụng làm giảm áp lực trong mắt để ngăn ngừa mù mắt bằng cách tăng lượng chất lỏng chảy từ mắt để giữ cho áp lực bình thường.

Bạn nên dùng travoprost như thế nào?

Nhỏ thuốc vào mắt bệnh thường một lần mỗi ngày vào buổi tối, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng nhiều thuốc vì thuốc có thể không còn tác dụng tốt.

Trước khi nhỏ mắt hãy rửa tay thật sạch. Để tránh nhiễm bẩn, không được chạm vào đầu ống nhỏ mắt hoặc để đầu ống tiếp xúc với mắt hoặc bất kỳ bề mặt nào.

Trước khi nhỏ mắt, hãy tháo bỏ kính áp tròng nếu thuốc chứa chất bảo quản benzalkonium chloride. Chất bảo quản này có thể thấm vào kính áp tròng. Đợi ít nhất 15 phút để đeo kính trở lại.

Ngả đầu ra phía sau, nhìn thẳng và kéo mí mắt dưới xuống để tạo khoảng trống.Đặt thuốc nhỏ mắt thẳng với mắt, nhỏ 1 giọt vào. Nhìn xuống và nhắm mắt nhẹ lại trong 1-2 phút.Đặt 1 ngón tay ở khóe mắt (phía gần mũi) và ấn lên nhẹ nhàng.Việc này sẽ giúp thuốc không tràn ra ngoài. Cố gắng không chớp mắt hay dụi mắt.

Không được rửa đầu ống nhỏ mắt. Thay đầu nhỏ mắt sau mỗi lần sử dụng.

Nếu bạn đang dùng một thuốc cho mắt khác (thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt thông thường), đợi ít nhất 5 phút trước khi sử dụng thuốc khác. Nhỏ thuốc trước khi dùng thuốc mỡ để đảm bảo thuốc nhỏ mắt được hấp thụ.

Sử dụng lâu dài để thuốc phát huy đầy đủ tác dụng, nên dùng thuốc vào cùng thời điểm nhất định mỗi ngày. Nên tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi bạn đã cảm thấy khỏe hơn. Đa số những người mắc bệnh tăng nhãn áp không có những triệu chứng bệnh.

Bạn nên bảo quản travoprost như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng travoprost cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng áp suất trong mắt:

Nhỏ 1 giọt vào mắt bệnh, 1 lần/ngày vào buổi chiều tối.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng nhãn áp (góc mở):

Nhỏ 1 giọt vào mắt bệnh, 1 lần/ngày vào buổi chiều tối.

Liều dùng travoprost cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tăng áp suất trong mắt, từ 16 tuổi trở lên:

Nhỏ 1 giọt vào mắt bệnh, 1 lần/ngày vào buổi chiều tối.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tăng nhãn áp (góc mở), từ 16 tuổi trở lên:

Nhỏ 1 giọt vào mắt bệnh, 1 lần/ngày vào buổi chiều tối.

Travoprost có những dạng và hàm lượng nào?

Travoprost có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch nhỏ mắt 0,0004%
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng travoprost?

Bạn nên đến trung tâm y tế ngay khi bạn xuất hiện những dấu hiệu dị ứng sau: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi và cổ họng.

Ngưng sử dụng thuốc và gặp bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đỏ, sưng, ngứa, đau mắt hoặc khu vực xung quanh mắt;
  • Tiết dịch từ mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Thị giác thay đổi;
  • Đau ngực.

Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Đau đầu;
  • Khó chịu mắt;
  • Cảm giác có vật gì đó trong mắt;
  • Mờ mắt;
  • Khô hoặc ướt mắt;
  • Nhức hoặc nóng rát mắt sau khi nhỏ thuốc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng travoprost bạn nên biết những gì?

Khi quyết định sử dụng thuốc này, cân nhắc kỹ lưỡng nguy cơ rủi ro với lợi ích mà thuốc mang lại. Bạn và bác sĩ sẽ quyết định về việc lựa chọn dùng thuốc. Đối với loại thuốc này, các yếu tố sau đây cần được cân nhắc:

Dị ứng

Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng mắc phải bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào đối với thuốc này hoặc bất kỳ các loại thuốc nào khác. Hơn nữa, thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải bất kỳ các dạng dị ứng nào khác, như dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc với động vật. Đối với các sản phẩm thuốc không kê toa, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Trẻ em

Hiện nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu về việc sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Người cao tuổi

Các nghiên cứu thích hợp hiện vẫn chưa chứng minh rằng các vấn đề đặc trưng ở người cao tuổi sẽ làm giới hạn lợi ích của travoprost ở đối tượng này.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Travoprost có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới travoprost không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến travoprost?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhiễm trùng mắt (viêm giác mạc do nhiễm khuẩn);
  • Vấn đề liên quan đến kính áp tròng;
  • Phù hoàng điểm;
  • Viêm màng bồ đào (viêm mắt) – sử dụng thuốc thận trọng, có thể làm cho các tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bactrim®

(61)
Tên gốc: sulfamethoxazole và trimethoprimPhân nhóm: các phối hợp kháng khuẩnTên biệt dược: Bactrim®Tác dụngTác dụng của thuốc Bactrim® là gì?Thuốc Bactrim® chứa ... [xem thêm]

Esmolol

(31)
Tác dụngTác dụng của esmolol là gì?Esmolol là thuốc ức chế thụ thể adrenergic chọn lọc beta 1 (cardioselective). Esmolol được dùng để kiểm soát nhanh nhịp ... [xem thêm]

Thuốc Zecuf

(81)
Tên hoạt chất: Hương nhu, cam thảo bắc, nghệ, gừng, cang mai, cà dại hoa tím, xuyên mộc hương, tiêu tất, bàng nước, lô hội, bạc hàTên biệt dược: ZecufTác ... [xem thêm]

Thuốc Isogen®

(46)
Tên gốc: isoconazoleTên biệt dược: Isogen®Phân nhóm: thuốc diệt nấm & ký sinh trùng dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc Isogen® là gì?Thuốc Isogen® chứa ... [xem thêm]

Beprosalic®

(68)
Tên gốc: betamethasone, salicylic axitPhân nhóm: kháng sinh dùng tại chỗTên biệt dược: Beprosalic®Tác dụngTác dụng của thuốc Beprosalic® là gì?Beprosalic® thường ... [xem thêm]

Thuốc Lysivit®

(79)
Tên gốc: l – lysine, vitamin B1, B6, B12Tên biệt dược: Lysivit®Phân nhóm: vitamin & khoáng chất trong nhi khoaTác dụngTác dụng của thuốc Lysivit® là gì?Thuốc Lysivit® ... [xem thêm]

Sữa BoneSure®

(61)
Tên gốc: sữa gầy & sữa nguyên kem bổ sung lecithin (≈ 57,8%), mật bắp, fructo-oligosaccharid, sucrose, đạm sữa cô đặc. Khoáng chất (canxi carbonat, magie phosphat, sắt ... [xem thêm]

Thuốc Duspatalin®

(15)
Tên biệt dược: DuspatalinHoạt chất: Mebeverine hydrochlorideTác dụngTác dụng của thuốc Duspatalin là gì?Thuốc Duspatalin thường được dùng để điều trị triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN