Bệnh CELIAC

(3.98) - 47 đánh giá

­ TỔNG QUAN

Bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, đưa đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi với các triệu chứng liên quan tình trạng kém hấp thu như tiêu chảy, tiêu phân mỡ, suy dinh dưỡng và thiếu vitamin. Ngoài ra còn có thể gặp các biểu hiện bệnh lý miễn dịch thứ phát.

Xem thêm bài Hội chứng kém hấp thu ở ruột của TS.BS. Hoàng Đình Tuy

Vì sao gluten là có hại cho những người mắc bệnh Celiac?

Gluten gây tổn thương niêm mạc ruột non ở người bị bệnh Celiac. Tình trạng này sẽ ngăn cơ thể bạn không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn vào, bao gồm vitamin, canxi, protein, carbohydrate, chất béo và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.Cơ thể của bạn sẽ không thể làm việc tốt khi thiếu các chất dinh dưỡng này.

TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng của bệnh Celiac là gì?

Bệnh Celiac có thể gây ra các triệu chứng khác nhau tại những thời điểm khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: trẻ thường biểu hiện các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy (có thể kèm phân có máu) và táo bón. Trẻ có thể kém phát triển, không hoặc kém tăng cân, cáu bẳn, hay quấy khóc, ít chơi đùa, hoặc lệ thuộc quá mức vào người chăm sóc. Các dấu hiệu suy dinh dưỡng như bụng lớn, cơ đùi teo nhỏ và mông lép… có thể xuất hiện ở trẻ.
  • Trẻ tuổi thiếu niên có thể phát bệnh ở giai đoạn sau của dậy thì và trong khoảng thời gian ngắn. Trẻ có thể có các triệu chứng như rụng tóc (một tình trạng gọi là rụng tóc từng vùng) hoặc gặp các vấn đề về răng.
  • Người lớn thường ít có các triệu chứng về tiêu hóa. Thay vào đó, bệnh nhân thường có những triệu chứng chung của sức khỏe kém, bao gồm mệt mỏi, đau xương hoặc đau khớp, dễ cáu, lo lắng và trầm cảm, ở phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.
  • Loãng xương (mất canxi ở xương) và thiếu máu gặp phổ biến ở những người lớn bị bệnh Celiac. Triệu chứng loãng xương có thể biểu hiện bởi đau xương vào ban đêm.
  • Không dung nạp lactose (rối loạn liên quan đến sự tiêu hóa các sản phẩm sữa) khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh Celiac ở bất cứ lứa tuổi nào.
  • Viêm da dạng herpes (da ngứa và nổi mụn nước) và loét niêm mạc miệng cũng là vấn đề thường gặp ở những người bị bệnh Celiac.

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Nguy cơ nào khiến tôi mắc bệnh Celiac?

Bệnh Celiac có tính gia đình. Bạn thừa hưởng xu hướng mắc bệnh này từ cha mẹ của bạn. Nếu 1 thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh Celiac, thì khoảng 1 người trong số 10 thành viên khác trong gia đình của bạn cũng có khả năng mắc bệnh này. Bạn có thể có xu hướng không biểu hiện triệu chứng của bệnh này trong một thời gian cho đến khi bạn gặp phải một trong các điều kiện làm dễ như quá căng thẳng, cơ thể bị thương tích, nhiễm trùng, sinh con hoặc phẫu thuật, sẽ làm bạn phát bệnh Celiac.

CHẨN ĐOÁN VÀ XÉT NGHIỆM

Làm thế nào tôi có thể chắc chắn tôi mắc bệnh Celiac?

Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh này. Nếu bạn nghĩ rằng bạn mắc bệnh Celiac, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn. Không được ngừng ăn gluten trước khi bạn xét nghiệm máu. Nếu bạn ngừng ăn gluten trước khi xét nghiệm máu, nó có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm của bạn.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn có thể mắc bệnh Celiac, thì xét nghiệm mẫu sinh thiết ruột non (lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột non bằng cách sử dụng một ống soi nhỏ) hoặc chẩn đoán viêm da dạng herpes (phát ban da) sẽ giúp chẩn đoán xác định rằng bạn bị bệnh Celiac.

ĐIỀU TRỊ

Làm thế nào tôi có thể kiểm soát bệnh Celiac?

Bệnh Celiac có thể gây hậu quả nghiêm trọng. May mắn thay, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách tuân thủ một chế độ ăn không có gluten, nghĩa là bạn không ăn bất kỳ thực phẩm nào chứa gluten. Bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống đúng, những tổn thương do bệnh Celiac gây ra có thể phục hồi và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Nhưng nếu bạn không tuân thủ chế độ ăn uống của bạn, tổn thương sẽ trở lại, ngay cả khi bạn không cảm thấy bị bệnh ngay lập tức.

Những người theo một chế độ ăn không có gluten thường tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa lúa mì, lúa mạch và các sản phẩm lúa mạch đen, bao gồm nhiều loại bánh mì, mì ống, ngũ cốc và các thực phẩm chế biến, Một số người cũng tránh ăn yến mạch vì một số sản phẩm yến mạch có thể bị nhiễm gluten của lúa mì. Gluten cũng đôi khi được sử dụng trong thuốc, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh của bạn trước khi dùng một thuốc mới.

Việc thực hiện chế độ ăn không có gluten có thể gặp khó khăn lúc đầu. Bạn và gia đình có thể mất khá nhiều thời gian để học hỏi, tìm hiểu làm thế nào để tránh gluten. Bạn sẽ phải học cách đọc nhãn thành phần và xác định các loại thực phẩm có chứa gluten cũng như phải cẩn thận khi mua thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa, hoặc khi bạn ăn ở bên ngoài. Có thể bạn sẽ phải tìm hiểu một số công thức nấu ăn mới. Để được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ với một trong những nhóm hỗ trợ bệnh Celiac được liệt kê dưới đây. Các nhóm này là nguồn cung cấp thông tin và tư vấn tuyệt vời. Họ sẽ giúp bạn tìm các loại thực phẩm không chứa gluten,những công thức nấu ăn tốt, và có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên để sống chung một cách thành công với bệnh Celiac.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/celiac-disease.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Thanh Nhã Uyên - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm gan do thuốc

(74)
Viêm gan do thuốc là tình trạng viêm của gan, được gây ra bởi thuốc. Viêm gan do thuốc giống với viêm gan cấp do vi rút nhưng tổn thương nhu mô có khuynh hướng ... [xem thêm]

Nang gan là bệnh gì ? Cách phân biệt với các bệnh lý khác ở gan.

(93)
Dịch tễ học Nang gan thường không có triệu chứng và đa số được phát hiện tình cờ. Vì thế, tần suất mắc bệnh thật sự rất khó dự đoán. Một nghiên ... [xem thêm]

Ngộ độc thực phẩm ở người lớn

(36)
Ngộ độc thực phẩm diễn ra khi ăn hoặc uống phải thức ăn và nước uống bị nhiễm các vi sinh vật có hại, các chất độc hoặc các chất hóa học. Tình ... [xem thêm]

Viêm hạch mạc treo

(17)
Viêm hạch mạc treo là gì? Viêm hạch mạc treo là tình trạng các tuyến lympho trong ổ bụng (thường nằm trong mạc treo ruột) bị viêm phù nề và gây đau bụng âm ... [xem thêm]

Tiêu chảy cấp ở người lớn

(16)
Tiêu chảy cấp là một loại tiêu chảy thường gặp. Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn ... [xem thêm]

Viêm phúc mạc : Nguyên nhân, triều trị và dự phòng

(45)
Định nghĩa Viêm phúc mạc là sự viêm của phúc mạc – một màng như lụa trải bên trong thành bụng và phủ các cơ quan trong bụng – thường gây ra bởi sự ... [xem thêm]

Viêm gan tự miễn triệu chứng và cách điều trị

(57)
Viêm gan tự miễn là một nguyên nhân hiếm gặp của viêm gan kéo dài (viêm gan mạn). Nguyên nhân chưa được biết. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm gây ra ... [xem thêm]

Loét dạ dày

(74)
Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với thuốc ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN