Chứng tăng sắc tố da

(4.4) - 82 đánh giá

Tìm hiểu về chứng tăng sắc tố da

Chứng tăng sắc tố da là gì?

Chứng tăng sắc tố da là tình trạng khiến da bị sạm đen. Nó có thể là những mảng nhỏ, bao phủ các khu vực lớn hoặc ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Tình trạng này thường không có hại, nhưng có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác.

Một số loại tăng sắc tố da gồm:

  • Nám do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Các khu vực tăng sắc tố có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào của cơ thể, nhưng phổ biến nhất là bụng và mặt.
  • Sạm nắng là tình trạng rất phổ biến do bạn phơi nắng quá mức theo thời gian. Nói chung, chúng xuất hiện dưới dạng các đốm da tăng sắc tố trên các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như bàn tay và mặt.
  • Thâm mụn thường là kết quả sau khi da bị tổn thương.

Những ai có thể mắc chứng tăng sắc tố da?

Chứng tăng sắc tố da là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng sắc tố da

Dấu hiệu của chứng tăng sắc tố da là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Da nhám
  • Viêm da

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu tình trạng tăng sắc tố xảy ra với các triệu chứng khác. Tăng sắc tố thường là một tình trạng vô hại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy tự ti vì tình trạng này, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Nguyên nhân gây chứng tăng sắc tố da

Nguyên nhân nào gây chứng tăng sắc tố da?

Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, các tế bào da chuyên melanocytes tạo ra lượng sắc tố melanin (tăng sắc tố), làm cho da bị sạm. Ở một số người có làn da trắng, một số tế bào melanocytes sản xuất nhiều melanin hơn những người khác để phản ứng với ánh sáng mặt trời. Sự sản xuất melanin không đồng đều này gây ra tàn nhang. Tàn nhang thường có tính di truyền. Nguyên nhân thực tế gây tăng sắc tố rất khác nhau, tùy thuộc vào từng loại.

Tăng sắc tố cục bộ có thể được gây ra bởi:

  • Chấn thương da
  • Viêm da
  • Phản ứng với ánh sáng mặt trời
  • Tăng trưởng da bất thường

Tăng sắc tố da cũng có thể phát triển sau các chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá và lupus. Một số người cũng bị nám da ở những vùng da đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số thực vật (bao gồm chanh, cần tây và rau mùi tây) có chứa các hợp chất furvitymarin làm cho da của một số người nhạy cảm hơn với tác động của tia cực tím. Phản ứng này được gọi là viêm da tiếp xúc quang hóa. Những người mắc chứng rối loạn acanthosis nigricans sẽ có da dày và sẫm màu ở nách, sau gáy. Acanthosis nigricans có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Sạm da do tăng hắc tố bào lentigines thường phẳng, có màu nâu, đốm hình bầu dục. Có 2 loại sạm da do tăng hắc tố bào lentigines:

  • Sạm nắng gây ra bởi ánh nắng mặt trời và là loại sạm da do tăng hắc tố bào phổ biến nhất. Chúng xảy ra thường xuyên nhất ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt và mu bàn tay. Tình trạng này thường xuất hiện ở người trung niên và số lượng tăng dần khi bạn càng lớn tuổi. Thông thường, các hắc tố bào lành tính (không phải ung thư), nhưng những người mắc chúng có thể có nguy cơ u ác tính cao hơn.
  • Sạm da không do ánh nắng mặt trời. Bạn có thể bị sạm da do tăng hắc tố bào lentigines nếu có một số rối loạn di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như hội chứng Peutz-Jeghers (đặc trưng bởi nhiều lentigine trên môi và polyp ở dạ dày và ruột), hội chứng khô da sắc tố và hội chứng đa lentigine (hội chứng LEOPARD). Nếu mọi người không có quá nhiều lentigines, các bác sĩ có thể loại bỏ chúng bằng phương pháp điều trị đông lạnh (liệu pháp áp lạnh) hoặc liệu pháp laser. Các chất tẩy trắng như hydroquinone không hiệu quả.

Các nguyên nhân khiến chứng tăng sắc tố da lan rộng gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố
  • Bệnh nội khoa
  • Thuốc, hóa chất và kim loại nặng

Thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng sản xuất melanin và làm tối màu da ở người bệnh Addison, trong thai kỳ hoặc sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Một rối loạn gan được gọi xơ gan ứ mật nguyên phát cũng có thể gây tăng sản xuất melanin.

Một số trường hợp tăng sắc tố không phải do melanin, mà do các chất sắc tố khác thường không có trong da. Các bệnh như hemochromatosis hoặc hemosiderosis, gây ra bởi quá nhiều chất sắt trong cơ thể, có thể gây tăng sắc tố. Một số loại thuốc, hóa chất và kim loại bôi lên da, uống hoặc tiêm cũng có thể gây tăng sắc tố.

Các loại thuốc, hóa chất và kim loại nặng có thể gây tăng sắc tố bao gồm:

  • Amiodarone
  • Hydroquinone
  • Thuốc chống sốt rét
  • Kháng sinh tetracycline
  • Phenothiazin
  • Một số loại thuốc hóa trị ung thư
  • Một số thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Một số kim loại nặng (như bạc, vàng và thủy ngân)

Các khu vực tăng sắc tố thường lan rộng, nhưng một số loại thuốc có thể tác động đến một số khu vực nhất định. Ví dụ, một số người có các phản ứng thuốc nhất định, trong đó một số loại thuốc (ví dụ như một số loại kháng sinh, NSAIDs và barbiturat) gây ra tăng sắc tố da cục bộ ở cùng một nơi mỗi lần dùng thuốc.

Tùy thuộc vào thuốc, hóa chất hoặc kim loại và nơi tập trung trên da, da tăng sắc tố có thể có màu tím, đen hơi xanh, vàng nâu hoặc các sắc thái của màu xanh, bạc và xám. Ngoài da, răng, móng, lòng trắng mắt (sclera) và niêm mạc miệng (niêm mạc) cũng có thể bị đổi màu. Với nhiều loại thuốc, tình trạng tăng sắc tố thường mất dần sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp, tăng sắc tố da là vĩnh viễn.

Nguy cơ mắc chứng tăng sắc tố da

Nguy cơ nào khiến bạn bị tăng sắc tố da?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng sắc tố da như:

  • Phơi nắng quá nhiều
  • Mụn trứng cá
  • Chấn thương da
  • Mang thai
  • Rối loạn nội tiết tố

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Kiểm soát chứng tăng sắc tố da

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát chứng tăng sắc tố da?

Một số biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với chứng tăng sắc tố da:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu ra ngoài vào ban ngày, bạn hãy dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng nám da.
  • Tránh chạm/nặn da. Để ngăn ngừa tăng sắc tố hình thành sau tổn thương da, bạn tránh nặn hay chạm vào các điểm, vảy và mụn trứng cá.
  • Sử dụng lô hội. Aloesin, một hợp chất có trong nha đam, có thể làm giảm sắc tố da. Aloesin hoạt động bằng cách ức chế sản xuất melanin trong da. Mọi người có thể thoa gel lô hội lên da hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa biết hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật này trong điều trị tăng sắc tố da.
  • Sử dụng các loại kem có chứa chiết xuất cam thảo. Chiết xuất cam thảo có thể làm giảm sắc tố da. Nghiên cứu cho thấy rằng một chiết xuất cam thảo gọi là glabridin có thể có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm trắng da. Mọi người có thể sử dụng các loại kem có chứa glabridin trên các khu vực tăng sắc tố. Sản phẩm có chứa glabridin có sẵn tại các cửa hàng thuốc và trực tuyến.
  • Trà xanh. Chiết xuất trà xanh có thể cải thiện sự tăng sắc tố. Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghiên cứu các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của trà xanh. Một nghiên cứu rất hạn chế cho thấy rằng chiết xuất trà xanh có thể cải thiện nám và giảm cháy nắng. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi các nhà khoa học có thể hiểu đầy đủ liệu trà xanh có thực sự cải thiện triệu chứng hay không.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn đầu đen: nguyên nhân và cách điều trị

(11)
Sự hiện diện của các nốt mụn đầu đen không chỉ ảnh hưởng đến bề ngoài, sự tự tin của một người mà đôi khi, chúng còn có nguy cơ phát triển thành ... [xem thêm]

Cơn đau quặn thận

(85)
Tìm hiểu chungCơn đau quặn thận là gì?Cơn đau quặn thận là một loại đau khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao ... [xem thêm]

Ít tinh trùng

(84)
Ít tinh trùng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ít tinh trùng, bao gồm những bất thường về ... [xem thêm]

Viêm ruột

(11)
Bệnh viêm ruột là một bệnh lý thường xảy ra do nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus từ thực phẩm. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh là đau bụng ... [xem thêm]

Bệnh u nang lông

(21)
Tìm hiểu chungU nang lông là bệnh gì?U nang lông là tình trạng đặc trưng bởi một khối u nang bất thường trong da mà có chứa các tóc, lông vụn và da. U nang lông ... [xem thêm]

Hội chứng đau khớp đầu gối

(30)
Định nghĩaHội chứng đau khớp đầu gối (viêm khớp gối) là bệnh gì?Hội chứng đau khớp đầu gối, hay còn gọi là viêm khớp gối hoặc hội chứng đau bánh ... [xem thêm]

U não di căn

(97)
Tìm hiểu chungU não di căn là gì?U não di căn là sự lây lan của một khối u ban đầu đến não, khác với khối u não nguyên phát. Sự khác nhau giữa hai loại tổn ... [xem thêm]

Mắt mờ

(97)
Tìm hiểu về mờ mắtTình trạng mắt mờ là gì?Mắt mờ là tình trạng không thể nhìn rõ mọi vật. Bạn có thể thấy mọi vật xung quanh rất mờ nhạt. Bạn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN