Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì mới lành mạnh, bạn sẽ có xu hướng kết hợp với các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, chả lụa… Thay vì ăn uống qua loa cho xong bữa như vậy, hãy thử tìm hiểu thêm nhiều cách kết hợp hấp dẫn hơn với sandwich nhé!
Bánh mì sandwich là thực đơn ăn trưa lý tưởng cho những người bận rộn như sinh viên hay nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, nếu bạn không lưu tâm cách chọn hay cách làm bánh mì sandwich, bạn có thể sẽ có bữa trưa thừa calo và chất béo.
Để cân bằng chế độ dinh dưỡng cho nhịp sống hối hả của công sở hay trường học, bạn nên tìm hiểu món bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt cho sức khỏe nhất.
Bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt cho sức khỏe?
1. Ăn sandwich với trái cây hoặc rau quả
Khi làm sandwich, mọi người thường xem rau củ quả là thành phần thứ yếu phụ thêm thôi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết những chiếc bánh sandwich làm từ rau, quả là loại sandwich tươi ngon và tốt cho sức khỏe nhất.
Những lát dưa chuột, cà chua, bí ngòi… hay bất kỳ loại rau củ quả nào bạn thích sẽ làm cho món sandwich ngon miệng hơn. Các loại hoa quả như dưa vàng, lát dưa hấu, dưa lê, lê, táo cũng tạo nên một mùi vị đậm đà và đặc sắc cho món bánh mì sandwich.
Nếu bạn mua bánh mì sandwich tại cửa hàng, bạn có thể lưu ý chọn những cửa hàng hay nhà hàng làm bánh mì sandwich rau quả. Nhiều nhà hàng kẹp thịt nguội và nhiều thành phần có chứa nhiều calo vào sandwich và điều này có thể không tốt cho sức khỏe.
2. Hạn chế dùng nước sốt trong sandwich
Những loại bánh sandwich vốn có lợi cho sức khỏe lại bị cho quá nhiều loại nước sốt có chứa nhiều calo như mayonnaise béo thành ra trở nên không lành mạnh. Kathy Taylor, giám đốc về dinh dưỡng tại Bệnh viện Grady tại Atlanta khuyên rằng bạn nên chọn các loại nước sốt ít béo cho bánh mì sandwich.
Bạn có thể chọn sốt mayonnaise ít béo, sốt salad, mù tạt, sốt hummus, hoặc thậm chí 1–2 lát quả bơ để tạo hương vị độc đáo cho sandwich mà vẫn có thể duy trì mức calo cho phép.
3. Ăn sandwich kẹp thịt, cá và trứng
Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì, hãy nghĩ ngay đến các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá và trứng. Bí quyết để ăn đạm lành mạnh là bạn nên tránh chọn các loại thịt, cá quá nhiều mỡ và calo trong sandwich. Bạn có thể chọn gà, cá, gà tây hoặc thậm chí là cá ngừ hoặc cá hồi đóng hộp để làm bánh mì sandwich.
4. Ăn bánh mì sandwich nguyên cám
Một trong những bí quyết để có một chiếc bánh mì sandwich vừa đủ no vừa giàu dinh dưỡng là lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chọn những loại bánh mì giàu chất xơ như bánh mì thô hay bánh mì nguyên cám vì loại bánh mì này sẽ giúp bạn no lâu.
5. Chọn loại bánh mì sandwich cỡ nhỏ
Bạn có thể dễ dàng mua những chiếc bánh mì sandwich cỡ lớn, nhưng bạn nên kiềm chế để chọn loại sandwich nhỏ. Bánh mì sandwich kích cỡ lớn chứa rất nhiều calo, thậm chí gấp đôi sandwich cỡ nhỏ.
Nếu bạn ăn sandwich ở nhà hàng hoặc mua từ các cửa hàng, bạn nên lưu tâm tới kích cỡ và thành phần có trong bánh mì sandwich để tránh ăn phần quá lớn hoặc chọn loại có chứa nhiều calo.
Những lưu ý khi ăn bánh mì sandwich
1. Tránh các loại sandwich thịt đông lạnh
Bánh mì sandwich ăn với thực phẩm chế biến sẵn và để đông lạnh rất tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều loại thịt chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe vì loại thịt này chứa nhiều chất béo, muối và các chất bảo quản.
Bạn nên chọn thực phẩm tươi như thịt gà, gà tây, các loại hải sản rồi nấu chín và dùng để kết hợp với sandwich.
2. Không nên kẹp quá nhiều phô mai
Nhiều người ưa thích kẹp nhiều phô mai vào bánh mì sandwich, tuy nhiên ăn quá nhiều phô mai không tốt cho sức khỏe. Bạn nên chọn những loại phô mai ít chất béo hoặc có thể thêm nhiều loại rau và hoa quả thơm ngon thay vì cho nhiều phô mai.
Vậy bánh mì sandwich ăn với gì được khi bạn vẫn thích phô mai?
Nếu bạn vẫn muốn dùng phô mai thì nên chọn những loại phô mai ít chất béo như Swiss và hạn chế ăn những loại phô mai giàu chất béo như Cheddar.
3. Tránh ăn sandwich bánh mì trắng
Bánh mì trắng có chứa nhiều chất bảo quản và bột đã qua chế biến nên có rất ít dinh dưỡng. Bạn có thể cắt lát bánh mì nguyên cám hoặc bánh mì nguyên hạt thành các miếng sandwich. Nếu muốn, bạn có thể dùng rau diếp để làm sandwich chứ không nhất thiết phải dùng bánh mì.
4. Tránh ăn bánh mì sandwich nướng
Bánh mì sandwich nướng có thể rất ngon và hấp dẫn nhưng bạn không nên ăn nhiều. Sandwich nướng hoặc bánh mì sandwich panini với lớp bánh mì nướng bên ngoài tuy rất phổ biến nhưng chứa nhiều dầu hoặc bơ để nướng và tạo độ giòn.
Thay vì nướng cả chiếc bánh mì sandwich, bạn có thể chỉ nướng lát bánh mì để kẹp bên ngoài nếu bạn muốn có chiếc sandwich nóng hổi và tốt cho sức khỏe.
5. Tránh bánh mì sandwich đóng gói sẵn
Nhiều người thường mua bánh mì sandwich làm sẵn cho bữa trưa mỗi khi không biết bánh mì sandwich ăn với gì mới ngon. Tuy nhiên, những chiếc bánh mì sandwich đóng gói sẵn này thường làm bằng bánh mì trắng, kẹp những loại thịt chất lượng không cao hay có nhiều phô mai và nước sốt. Không chỉ vậy, nhiều loại bánh mì sandwich chế biến sẵn còn chứa nhiều muối và chất bảo quản.
Dù bạn bận rộn, bạn cũng nên dành vài phút buổi sáng để tự làm cho mình một chiếc bánh mì sandwich cho bữa trưa thay vì mua bánh mì sandwich chế biến sẵn.
Bạn có thể lựa chọn những nguyên liệu tốt cho sức khỏe và kết hợp với các thành phần yêu thích để làm một món sandwich ngon lành. Nếu biết bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt, bạn sẽ có một bữa ăn nhanh gọn mà vẫn lành mạnh những lúc bận rộn đấy!