Đau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân do đâu?

(4.21) - 28 đánh giá

Đau đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh lý thường gặp, chiếm đến 90% trẻ em ở tuổi học đường. Thế nhưng, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ về bệnh này.

Không ai nghĩ rằng trẻ em lại bị nhức đầu, thế nhưng thực tế cho thấy nhức đầu rất phổ biến ở trẻ em. Có khoảng 20% trẻ em từ 5–17 tuổi bị đau đầu mỗi năm. Chính vì vậy, nếu bé nói với bạn bé bị đau đầu thì bạn đừng nghĩ bé đang đùa nhé.

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em

Bé sẽ thường có cảm giác như đau đớn, đau nhói hoặc đau như búa bổ. Cơn đau có thể chỉ kéo dài trong một vài phút nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn.

Trẻ bị đau đầu có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do:

  • Căng thẳng
  • Bỏ bữa
  • Mất nước (thường gây nhức đầu ở trẻ em và người lớn)
  • Khóc quá nhiều.

Để xác định được nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em thì bạn cần hiểu về những loại nhức đầu thường gặp.

Các loại đau đầu ở trẻ em thường gặp

Có hai loại nhức đầu: chứng đau đầu chính (primary headaches) và đau đầu phụ (secondary headaches). Dạng đau đầu chính là khi tình trạng nhức đầu không phải do một chứng bệnh nào khác gây ra. Ngược lại, chứng đau đầu phụ là do các chứng bệnh khác gây ra như nhiễm trùng xoang mũi, bị thương ở cổ…

Đau đầu chính (primary headaches)

Đau căng đầu và đau nửa đầu là hai dạng đau đầu chính phổ biến nhất. Đau căng đầu thường xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên và chỉ kéo dài trong vài phút. Cơn đau nhức thường được mô tả như một cảm giác bị xiết chặt ở hai bên đầu, thỉnh thoảng xuất hiện ở trán, phía sau đầu và cổ hoặc cả hai khu vực này.

Có khoảng 10% các bé ở độ tuổi thanh thiếu niên mắc chứng đau nửa đầu. Những cơn nhức đầu thường bắt đầu đột ngột, theo kiểu mạch đập và thường nhức đầu ở một bên. Một số bé có thể cảm thấy đau cả hai bên. Sự tiến triển của cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, đôi khi cả ngày. Buồn nôn, nôn thường kết hợp với cơn nhức đầu.

Đau đầu phụ (secondary headaches)

Một số căn bệnh gây ra chứng đau đầu phụ:

  • Chấn thương ở cổ
  • Các vấn đề về xoang, mắt, răng, tai hoặc các bộ phận khác
  • Bị trầm cảm nhẹ hoặc nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng.

Đôi khi, nhức đầu có thể là dấu hiệu của khối u. Do đó, bạn nên chú ý nếu bé nói với bạn bé bị nhức đầu nhé.

Đau đầu cụm

Nhức đầu cụm thường xuất hiện ở những bé từ 10 tuổi trở lên. Những cơn nhức đầu thường bắt đầu ở một bên, xuất hiện đột ngột, cường độ mạnh, trước tiên ở trong và xung quanh mắt rồi lan ra nửa cổ, nửa mặt, nửa đầu. Các cơn đau thường kéo dài khoảng một tuần hoặc một tháng. Nếu bé bị đau, bạn sẽ thấy phía bên đau của bé bị tắc mũi, đỏ mặt, co đồng tử, sụp mí mắt, lồi mắt và các triệu chứng khác.

Cha mẹ nên chú ý gì khi trẻ bị đau đầu?

Đau đầu ở trẻ em thường là do chứng đau nửa đầu, căng thẳng và mất nước. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng sau thì bạn nên quan tâm:

  • Xảy ra thường xuyên trong tháng
  • Bé thường đau khi tỉnh dậy và cơn đau không biến mất dù bé đã ngủ đủ giấc
  • Đau dai dẳng
  • Càng ngày càng đau dữ dội hơn
  • Đau đầu đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau cổ, buồn nôn, giảm thị lực…
  • Mất ý thức.

Nếu bé có các dấu hiệu trên, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị ngay nhé.

Các triệu chứng đau đầu ở trẻ em

Mỗi loại nhức đầu sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng này chủ yếu khác nhau về cường độ của cơn đau, thời gian và những ảnh hưởng của nó đến các hoạt động hằng ngày của bé. Ví dụ, chứng đau nửa đầu thường đi kèm với:

  • Thị lực giảm
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Các triệu chứng của chứng đau căng đầu:

  • Cơn đau có mức độ nhẹ đến vừa và âm ỉ
  • Đau nhức thường xảy ở hai bên đầu
  • Thói quen ngủ của bé thay đổi
  • Đau ở vai và cổ.

Những triệu chứng ở trẻ dưới đây cho thấy đau đầu là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng:

  • Thường xuyên bị đau đầu
  • Đột ngột đau dữ dội
  • Đau đầu khi thức dậy
  • Đau dữ dội hơn khi bé ho, hắt hơi hoặc di chuyển đầu
  • Nhức đầu âm ỉ, mức độ từ nhẹ đến nặng
  • Buồn nôn hoặc nôn mỗi khi đau đầu
  • Thị lực giảm
  • Thay đổi tính cách
  • Chân trở nên yếu đi, gặp khó khăn khi di chuyển
  • Động kinh.

Chẩn đoán đau đầu ở trẻ em

Chẩn đoán là cách để xác định chính xác nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ và để hiểu được sự nghiêm trọng của triệu chứng này. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của bé, sau đó yêu cầu bạn cho bé làm một số xét nghiệm. Các câu hỏi mà bác sĩ sẽ hỏi:

  • Nhức đầu thường xảy ra khi nào?
  • Đau đầu ở bên nào?
  • Những cơn đau thường kéo dài bao lâu?
  • Có bị chấn thương đầu hay không?
  • Thói quen ăn uống và ngủ nghỉ có thay đổi hay không?
  • Cơn đau có xuất hiện ở một tư thế cụ thể nào hay không?
  • Bé có bị khó ngủ không?
  • Bé có dấu hiệu của trầm cảm hoặc căng thẳng hay không?

Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho bé làm một vài xét nghiệm để chẩn đoán. Các xét nghiệm có thể được chỉ định:

  • Chụp cộng hưởng từ để kiểm tra khối u, dị dạng mạch não và các bất thường khác
  • Chụp cắt lớp sọ não giúp chẩn đoán các khối u hoặc nhiễm trùng
  • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnogram)
  • Chọc dò dịch não tủy nếu nghi ngờ bệnh viêm màng não, viêm não.

Điều trị đau đầu ở trẻ em

Điều trị đau đầu ở trẻ em phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Tuổi của bé
  • Loại nhức đầu và tần số cơn đau
  • Tiền sử bệnh.

Các phương pháp điều trị cho trẻ như: nghỉ ngơi đầu đủ, uống thuốc, thay đổi thói quen sống và sử dụng các liệu pháp.

  • Nếu bé bị đau đầu do căng thẳng hoặc bị chứng đau căng đầu, hãy cho bé nghỉ ngơi.
  • Thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen thường được dùng để dùng để điều trị đau đầu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng aspirin. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.
  • Để điều trị chứng đau nửa đầu, bác sĩ kê cho bé uống Antofan, một loại thuốc an toàn và hiệu quả cho các bé. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, kiểm soát các triệu chứng nôn, buồn nôn.

Đôi khi, dùng thuốc không đúng cũng gây ra đau đầu cho trẻ. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào nhé.

Nếu bé gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thì bạn nên sử dụng các liệu pháp để điều trị.

  • Các liệu pháp như yoga, các bài tập thở và thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng. Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.
  • Phục hồi sinh học là một liệu pháp giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức như nhịp tim, huyết áp… Nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau, do đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau.
  • Châm cứu và xoa bóp cũng giúp giảm chứng đau căng đầu.

Các chất như magiê, riboflavin và Coenzyme Q-10 cũng làm giảm thời gian cơn đau kéo dài.

Phòng ngừa đau đầu ở trẻ em như thế nào?

Bạn có thể giúp bé phòng ngừa đau đầu bằng những biện pháp dưới đây:

  • Không cho bé tiếp xúc với tiếng nhạc quá lớn hoặc đèn quá sáng và tránh căng thẳng quá mức.
  • Ngủ đủ giấc, thiếu ngủ thường là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em.
  • Chườm đá cũng giúp giảm đau.
  • Nếu bé bị đau nửa đầu, hãy giữ cho môi trường xung quanh càng yên tĩnh càng tốt.
  • Sợ hãi và lo lắng thường gây ra nhức đầu. Do đó, hãy cho bé tập một vài bài tập thở hoặc ngồi thiền để giảm căng thẳng.
  • Cho bé ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau xanh, tránh những món ăn có quá nhiều dầu mỡ.
  • Cho bé uống nhiều nước để ngăn ngừa chứng đau đầu do mất nước.

Nếu bé bị đau đầu thường xuyên, bạn hãy để ý những điều sau:

  • Cơn đau đầu xảy ra khi nào?
  • Cơn đau kéo dài bao lâu?
  • Bé đã làm gì trước khi bị đau?
  • Bé đã ăn gì trước khi bị đau?
  • Bé thường làm gì để giảm cơn đau?

Ghi chú lại chế độ ăn, các hoạt động và tâm trạng của bé để tìm ra nguyên nhân của chứng đau đầu.

Các biện pháp điều trị nhức đầu cho trẻ tại nhà

Một số loại thảo mộc tự nhiên cũng giúp giảm đau đầu:

  • Cúc thơm có tác dụng điều trị và phòng ngừa đau nửa đầu.
  • Dầu bạc hà có tác dụng xoa dịu các dây thần kinh, giúp giảm triệu chứng đau căng đầu. Lấy một hoặc hai muỗng dầu bạc hà trộn với hạnh nhân, xoa hai bên thái dương để điều trị.
  • Hít dầu oải hương hoặc dầu bạch đàn cũng giúp giảm đau đầu.
  • Quế có tác dụng giảm căng thẳng. Thêm một nhúm quế vào ly sữa ấm để giúp giảm đau đầu.
  • Đinh hương cũng có tính chất giảm đau. Thêm đinh hương vào thức ăn của bé hoặc cho bé nhai sống.

Những biện pháp này không phải lúc nào cũng có tác dụng. Nếu bạn không an tâm, hãy đưa bé đến khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Một chế độ ăn lành mạnh là cách đề ngăn ngừa đau đầu một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên tập cho bé thói quen ăn, ngủ đúng giờ mỗi ngày để có một sức khỏe tốt nhé. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Trẻ sơ sinh bị ho và giải mã tiếng ho của bé” để biết thêm thông tin nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(75)
Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát ... [xem thêm]

4 bài tập giúp nàng cải thiện đời sống tình dục

(32)
Nếu bạn đang giữ trong mình những phiền muộn về đời sống tình dục, chẳng hạn như chuyện yêu không gây khoái cảm, thời gian quan hệ quá ngắn, Chúng tôi ... [xem thêm]

Bệnh celiac do biến chứng bệnh tiểu đường

(89)
Bệnh celiac là một rối loạn tiêu hóa, do một phản ứng miễn dịch với gluten gây ra. Bệnh celiac còn được gọi là bệnh sprue, bệnh sprue không – nhiệt đới, ... [xem thêm]

7 điều bố mẹ cần biết về tuổi dậy thì ở trẻ

(99)
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến con bạn vô cùng lo lắng. Bé bắt đầu có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác ... [xem thêm]

10 điều bạn nên biết về âm đạo phụ nữ

(43)
Mặc dù một nửa dân số thế giới là phụ nữ và đều sở hữu một bộ phận gọi là “âm đạo”, song có rất nhiều người lại không hề có chút hiểu ... [xem thêm]

Ham muốn tình dục thay đổi thế nào khi bạn 20, 30 và 40?

(82)
Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Ai bảo đàn ông sau 40 không quyến rũ?

(28)
Nếu bạn chú ý đến những thay đổi của sức khỏe phụ nữ tuổi 30 càng sớm, khả năng duy trì vẻ đẹp trẻ trung và đẩy lùi sự lão hóa càng cao đấy!Là ... [xem thêm]

Xuất tinh ngược dòng

(44)
Định nghĩaXuất tinh ngược dòng là bệnh gì?Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng mà trong đó tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì ra ngoài thông qua ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN