Thuốc xịt mũi fluticasone

(4.17) - 12 đánh giá

Tên gốc: thuốc xịt mũi fluticasone

Tên biệt dược: Flonase®

Phân nhóm: thuốc chống xung huyết mũi & các thuốc nhỏ mũi khác, thuốc trị hen & bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, corticoid dùng tại chỗ

Tác dụng

Tác dụng của thuốc xịt mũi fluticasone là gì?

Bạn dùng thuốc xịt fluticasone để làm giảm các triệu chứng ở mũi do dị ứng hoặc không do dị ứng, ví dụ như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa và hắt hơi. Thuốc fluticasone cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng ở mắt như ngứa mắt, chảy nước mắt. Thuốc fluticasone thuộc nhóm thuốc corticosteroid. Thuốc này ngăn chặn các tác động của chất gây dị ứng ở mũi (như phấn hoa, lông thú nuôi, bụi, nấm mốc) và làm giảm tình trạng sưng viêm.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc xịt mũi fluticasone cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường dành cho người lớn mắc bệnh viêm mũi không do dị ứng

Đối với thuốc fluticasone propionate: ở liều khởi đầu, bạn xịt 200 mcg thuốc 2 lần mỗi ngày, 1-2 lần xịt (50 mcg propionate mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi, liều lượng thuốc có thể được giảm xuống 100 mcg/ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi) sau vài ngày điều trị đầu tiên nếu các triệu chứng bệnh được kiểm soát. Ở liều tối đa, bạn xịt 200 mcg thuốc, 4 lần xịt mỗi ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Đối với thuốc fluticasone propionate: ở liều khởi đầu, bạn xịt 200 mcg thuốc 2 lần mỗi ngày, 1-2 lần xịt (50 mcg propionate mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi, liều lượng thuốc có thể được giảm xuống 100 mcg/ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi) sau vài ngày điều trị đầu tiên nếu các triệu chứng bệnh được kiểm soát. Ở liều tối đa, bạn xịt 200 mcg thuốc, 4 lần xịt mỗi ngày.

Đối với thuốc fluticasone furoate: bạn xịt 110 mcg furoate mỗi ngày, 2 lần xịt (27,5 mcg furoate mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi. Bạn có thể giảm liều lượng xuống 55 mcg furoate một ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi vào mỗi ngày) sau vài ngày đầu tiên điều trị nếu các triệu chứng bệnh được kiểm soát. Ở liều tối đa: bạn xịt 110 mcg furoate, 4 lần xịt một ngày.

Liều dùng thuốc xịt mũi fluticasone cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường dành cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi không do dị ứng

Đối với thuốc fluticasone propionate:

Trẻ em từ 4 đến 11 tuổi: bạn xịt cho trẻ 100 mcg/ngày, 1 lần xịt (50 mcg/1 lần xịt) vào mỗi bên mũi mỗi ngày. Nếu đáp ứng không đủ, bạn có thể xịt 2 lần vào mỗi bên mũi. Khi đã kiểm soát được các triệu chứng, bạn có thể giảm liều lượng thuốc xuống còn 100 mcg/ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi vào mỗi ngày). Đối với liều tối đa, bạn xịt cho trẻ 200 mcg/ngày (4 lần xịt/ngày).

Trẻ em 12 tuổi hoặc trên 12 tuổi: bạn cho trẻ xịt 1 hoặc 2 lần thuốc (50 mcg/1 lần xịt) vào mỗi bên mũi, 1-2 lần một ngày khi cần thiết để kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa.

Liều dùng thông thường dành cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Đối với thuốc fluticasone propionate:

Trẻ em từ 4 đến 11 tuổi: bạn xịt cho trẻ 100 mcg/ngày, 1 lần xịt (50 mcg/1 lần xịt) vào mỗi bên mũi mỗi ngày. Nếu đáp ứng không đủ, bạn có thể xịt 2 lần vào mỗi bên mũi. Khi đã kiểm soát được các triệu chứng, bạn có thể giảm liều lượng thuốc xuống còn 100 mcg/ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi vào mỗi ngày). Đối với liều tối đa, bạn xịt cho trẻ 200 mcg/ngày (4 lần xịt/ngày).

Trẻ em 12 tuổi hoặc trên 12 tuổi: bạn cho trẻ xịt 1 hoặc 2 lần thuốc (50 mcg/1 lần xịt) vào mỗi bên mũi, 1-2 lần một ngày khi cần thiết để kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa.

Đối với thuốc fluticasone furoate:

Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: bạn xịt cho trẻ 55 mcg furoate mỗi ngày, 1 lần xịt (27,5 mcg furoate mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi. Nếu trẻ không đáp ứng với liều lượng 55 mcg, bạn có thể xịt 2 lần 110 mcg vào mỗi bên mũi mỗi ngày. Liều lượng thuốc có thể được giảm xuống 55 mcg furoate/ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi vào mỗi ngày) sau vài ngày đầu tiên điều trị nếu đã kiểm soát được các triệu chứng bệnh. Ở liều tối đa: bạn xịt cho trẻ 110 mcg furoate (4 lần xịt/ngày).

Trẻ em 12 tuổi hoặc trên 12 tuổi: bạn cho trẻ xịt 110 mcg furoate mỗi ngày, 2 lần xịt (27,5 mcg furoate mỗi lần xịt) vào mỗi bên mũi. Liều lượng thuốc có thể được giảm xuống 55 mcg furoate/ngày (1 lần xịt vào mỗi bên mũi vào mỗi ngày) sau vài ngày đầu tiên điều trị nếu đã kiểm soát được các triệu chứng bệnh. Ở liều tối đa, bạn cho trẻ xịt 110 mcg furoate (4 lần xịt/ngày).

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc xịt mũi fluticasone như thế nào?

Nếu bạn dùng loại thuốc không kê toa để tự điều trị, hãy đọc và thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc trước khi sử dụng. Nếu bạn được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này, hãy đọc tờ thông tin hướng dẫn dành cho người bệnh trước khi bắt đầu sử dụng thuốc fluticasone và mỗi lần dùng lại thuốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dùng thuốc này ở mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trên nhãn thuốc, thường một hoặc hai lần một ngày. Không được xịt thuốc vào mắt.

Bạn nên hỉ mũi nhẹ trước khi dùng thuốc này và lắc nhẹ chai thuốc trước khi sử dụng. Bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn bơm thuốc đúng cách nếu dùng thuốc lần đầu tiên hoặc không dùng thuốc trong vòng một tuần hay trong khoảng thời gian lâu hơn.

Liều lượng thuốc được dựa trên tuổi tác, tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng thuốc của bạn. Bạn không được tự ý tăng liều thuốc hoặc dùng thuốc thường xuyên hay kéo dài hơn thời gian đã được chỉ định. Tình trạng bệnh lý sẽ không thuyên giảm nhanh hơn và nguy cơ mắc các tác dụng phụ sẽ tăng lên. Bạn có thể sẽ được chỉ định bắt đầu dùng loại thuốc này ở liều lượng cao hơn trong vòng vài ngày cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn, sau đó giảm dần liều lượng. Trẻ em có thể cần dùng loại thuốc này trong khoảng thời gian ngắn hơn để tránh nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Nếu cho trẻ sử dụng loại thuốc không kê toa, bạn hãy đọc thông tin hướng dẫn trên nhãn thuốc để biết được khoảng thời gian mà trẻ nên dùng thuốc và khi nào mình nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Bạn nên dùng thuốc này thường xuyên để có được lợi ích tốt nhất từ thuốc. Để ghi nhớ, bạn hãy dùng thuốc vào cùng các khoảng thời gian mỗi ngày.

Ben cạnh đó, bạn nên thường xuyên làm sạch vòi xịt của lọ thuốc và theo dõi số lần xịt thuốc. Bạn nên vứt bỏ lọ thuốc sau khi đã dùng đủ số lần xịt thuốc được quy định trên nhãn.

Thuốc này không có hiệu quả tức thì. Bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của thuốc sau 12 giờ điều trị, nhưng có thể phải mất vài ngày để thuốc có tác dụng hoàn toàn. Nếu tình trạng bệnh lý không được cải thiện sau 1 tuần điều trị hoặc trở nặng hơn, bạn hãy ngưng dùng thuốc này và tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu bạn nghĩ mình có thể mắc phải một vấn đề y khoa nghiêm trọng, hãy báo bác sĩ ngay lập tức.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc xịt mũi fluticasone?

Bạn hãy gọi cấp cứu ngay nếu mắc phải bất kỳ các dấu hiệu phản ứng dị ứng sau đây: phát ban; khó thở; sưng phù ở mặt, môi, lưỡi, họng.

Bạn cũng nên báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu mắc phải tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Chảy máu mũi nặng hoặc đang bị chảy máu mũi;
  • Thở khò khe, chảy nước mũi, hoặc có vảy xung quanh mũi;
  • Mẫn đỏ, đau nhức hoặc có vết đốm trắng ở miệng hoặc cổ họng;
  • Sốt, ớn lạnh, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa, các triệu chứng cảm cúm;
  • Vết thương không lành lặn;
  • Thị lực mờ, đau mắt hoặc nhìn thấy vầng hào quang xung quanh ánh sáng.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Đau đầu, đau lưng;
  • Chảy máu mũi nhẹ;
  • Các vấn đề về kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục;
  • Đau xoang, ho, đau họng;
  • Đau nhức hoặc xuất hiện các vết đốm trắng ở bên trong hoặc xung quanh mũi.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc xịt mũi fluticasone, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc xịt mũi fluticasone, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với fluticasone, bất kỳ các loại thuốc khác hoặc các thành phần nào của thuốc xịt mũi fluticasone. Bạn cần kiểm tra nhãn thuốc để biết danh sách các thành phần thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), chẳng hạn như: thuốc trị nấm như ketoconazole (Extina®, Nizoral®, Xolegel®) và thuốc ức chế protease trị HIV như ritonavir (Norvir®, Kaletra®). Bên cạnh đó, bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ nếu đang dùng các loại thuốc steroid như dexamethasone, methylprednisolone (Medrol®) và prednisone (Rayos®) trị bệnh hen suyễn, dị ứng, phát ban hoặc bệnh về mắt. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều lượng thuốc hoặc theo dõi cẩn thận các tác dụng phụ;
  • Bạn vừa mới được phẫu thuật ở mũi, bị chấn thương mũi dưới bất kỳ hình thức nào, bị đau mũi, đang hoặc đã từng bị đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp, hen suyễn, bất kỳ loại bệnh nhiễm trùng nào hoặc chứng nhiễm herpes ở mắt (một loại nhiễm trùng gây đau ở mí mắt và bề mặt của mắt). Bên cạnh đó, bạn hãy báo với bác sĩ nếu bị bệnh thủy đậu, sởi hoặc lao phổi hay đang ở gần những người mắc phải các chứng bệnh này;
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi fluticasone trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc xịt mũi fluticasone có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc xịt mũi fluticasone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc xịt mũi fluticasone, bao gồm thuốc trị nấm nhóm azole (ví dụ như ketoconazole), delavirdine hoặc thuốc ức chế men protease (ví dụ như boceprevir, ritonavir), các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc xịt mũi fluticasone furoate.

Thuốc xịt mũi fluticasone có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc xịt mũi fluticasone?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào dưới đây:

  • Bệnh hen suyễn;
  • Bệnh sử mắc đục thủy tinh thể;
  • Bệnh sử mắc tăng nhãn áp – bạn nên dùng thuốc thận trọng vì thuốc có thể làm cho các tình trạng này trở nặng hơn;
  • Bệnh thủy đậu (bao gồm việc mắc bệnh thủy đậu trong thời gian gần đây);
  • Bệnh sởi;
  • Nhiễm herpes ở mắt;
  • Các nhiễm trùng (do virus, vi khuẩn hoặc nấm);
  • Bệnh lao phổi, đang tiến triển hoặc từng bị lao phổi. Loại thuốc này có thể làm giảm khả năng cơ thể chống lại các loại nhiễm trùng này;
  • Chấn thương ở mũi, trong thời gian gần đây;
  • Phẫu thuật mũi trong thời gian gần đây;
  • Đau mũi trong khoảng thời gian gần đây. Loại thuốc này có thể ngăn ngừa quá trình làm lành của các tình trạng này;
  • Bệnh gan nặng – bạn nên dùng thuốc thận trọng. Các tác dụng của thuốc có thể tăng lên bởi vì quá trình đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc xịt mũi fluticasone như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc xịt mũi fluticasone có những hàm lượng nào?

Thuốc xịt mũi fluticasone có dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc xịt: 50 mcg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Decaquinon®

(63)
Tên gốc: coenzyme Q10Tên biệt dược: Decaquinon®Phân nhóm: thuốc timTác dụngTác dụng của thuốc Decaquinon® là gì?Coenzyme Q10 là một coenzyme tự nhiên trong cơ ... [xem thêm]

Thuốc enoxacin

(34)
Tên thành phần: enoxacinTên biệt dược: Penetrex®Thuốc enoxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh + QuinoloneTác dụngTác dụng của thuốc enoxacin là gì?Enoxacin là một ... [xem thêm]

Thuốc Flucort-N®

(62)
Tên gốc: fluocinolone acetonide, neomycin sulfateTên biệt dược: Flucort-N® – dạng kem thoa daPhân nhóm: thuốc kháng khuẩn có corticoid dùng tại chỗTác dụngTác dụng ... [xem thêm]

Citicoline

(97)
Tác dụngTác dụng của citicoline là gì?Citicoline được dùng để điều trị bệnh Alzheimer và các dạng bệnh mất trí khác, chấn thương đầu, bệnh mạch máu não ... [xem thêm]

Kamydazol

(60)
Tên gốc: spiramycin, metronidazolePhân nhóm: các phối hợp kháng khuẩnTên biệt dược: KamydazolTác dụngTác dụng của thuốc Kamydazol là gì?Thuốc Kamydazol được sử ... [xem thêm]

Adapalene + Benzoyl peroxide

(92)
Tác dụngTác dụng của adapalene + benzoyl peroxide là gì?Loại thuốc này được sử dụng ngoài da để điều trị mụn trứng cá. Loại thuốc này là sự kết hợp ... [xem thêm]

Thioserin

(22)
Tên gốc: thymomodulin 60mgPhân nhóm: vaccin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịchTên biệt dược: ThioserinTác dụng của thuốc ThioserinTác dụng của thuốc Thioserin là ... [xem thêm]

Thuốc Kaopectate®

(74)
Tên gốc: bismuth subsalicylateTên biệt dược: Kaopectate®Phân nhóm: thuốc trị tiêu chảyTác dụngTác dụng của thuốc Kaopectate® là gì?Thuốc Kaopectate® thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN