Bạn có thể sống được bao nhiêu năm khi mắc bệnh tiểu đường?

(4.3) - 63 đánh giá

Mỗi 1 giây trôi qua trên đồng hồ của bạn, trên thế giới lại có 1 người tử vong do biến chứng của bệnh tiểu đường. Chưa nói đến con số nghiệt ngã này, bạn cũng đã lo lắng bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên!

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu phần lớn là do khả năng phòng ngừa biến chứng. Theo ước tính của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, 1 giây trôi qua có một người tử vong vì biến chứng tiểu đường trên tim mạch, 6 giây trôi qua có một người cắt cụt chi vì tiểu đường và 20 giây trôi qua có một người bị mù lòa do biến chứng mắt ở tiểu đường.

Thế nhưng nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần kiểm soát đường huyết là đủ. Việc chủ quan trong phòng ngừa biến chứng dẫn đến nhiều hiểm họa khôn lường. Để dự đoán được người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm, bạn cần tìm hiểu các yếu tố có thể rút ngắn tuổi thọ mà mình phải đối mặt trong quá trình điều trị.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm: yếu tố rút ngắn tuổi thọ

Theo WebMD Dù bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, các yếu tố như thời điểm chẩn đoán sớm hay muộn, mức độ biến chứng ra sao, có mắc kèm bệnh khác không, đều ảnh hưởng đến tuổi thọ. Đặc biệt, biến chứng chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong đáng sợ nhất nhưng rất ít người biết cách đề phòng.

Khi đường huyết tăng, hệ thống thần kinh và mạch máu trong cơ thể bạn sẽ bị tổn hại và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như:

  • Biến chứng tim mạch, bệnh võng mạc, suy thận…
  • Biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự chủ (tê bì, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp…)
  • Nhiễm trùng: vết thương, vết loét chậm lành và người bệnh có thể phải cắt cụt chi trong các trường hợp nặng của bệnh lý bàn chân

Có tới 68% người mắc tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Nguy cơ tử vong sẽ gia tăng nếu bạn có mắc kèm tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc lá hoặc thừa cân, béo phì.

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Cái chết chưa bao giờ là một chủ đề có thể khiến chúng ta cảm thấy thoải mái khi nhắc đến, thế nhưng bất cứ ai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi: “Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?”.

Bạn có thể sống được 60, 70 năm hoặc thậm chí còn lâu hơn nhờ kiểm soát được các yếu tố rút ngắn tuổi thọ. Tuy nhiên, bản thân bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cũng có sự khác nhau khi ước chừng khả năng kéo dài tuổi thọ. Đó là chưa kể đến ở mỗi người bệnh, số năm sống còn phụ thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt các bệnh cơ hội mắc kèm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… hay không và đáp ứng của mỗi người bệnh với điều trị có tốt hay không?

Tuổi thọ người bệnh tiểu đường tuýp 1

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, người bệnh tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống trung bình khoảng 63 – 65 năm, ít hơn 20 năm so với người bình thường.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị cùng sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu gần đây cho biết, nam giới mắc tiểu đường tuýp 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 tuổi và nữ giới bị giảm 13 tuổi.

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2

So với tuýp 1, người bệnh tiểu đường tuýp 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ ngắn khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Con số tuổi thọ sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách mỗi người đối phó với tiểu đường. Người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khi đã có biến chứng vẫn kéo dài nếu được điều trị tốt.

Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm: cách ngăn ngừa biến chứng để tăng tuổi thọ

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam nhấn mạnh, chìa khóa giúp người bệnh tiểu đường tăng tuổi thọ là kết hợp kiểm soát đường huyết với ngăn ngừa biến chứng.

Sau đây là các giải pháp có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi mắc bệnh tiểu đường:

1. Điều chỉnh lối sống tốt cho người tiểu đường

Chế độ ăn uống: Bạn nên tìm hiểu thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường. Hãy giảm thực phẩm chứa đường như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo… Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết.

Chế độ tập luyện: Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút với các bài thể dục có cường độ vừa phải 5 ngày/tuần, giảm cân và luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn nhanh đạt được mục tiêu ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.

Chỉ định của bác sĩ: Bạn nên theo dõi và phối hợp tốt cùng bác sĩ điều trị. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo tất cả những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu đều được xử trí kịp thời và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm

Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Nếu bạn bị huyết áp cao, mỡ máu hay vấn đề về thận, bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu… để giúp bạn giảm rủi ro biến chứng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Buổi sáng dễ dàng cho người bệnh thấp khớp với bài tập giãn cơ

(61)
Buổi sáng luôn là thời điểm các cơn đau nhức hoành hành, gây mệt mỏi cho người bệnh thấp khớp. Những bài tập giãn cơ đơn giản sau sẽ giúp bạn xua tan ... [xem thêm]

Lưu ý trước khi cai thuốc lá bằng viên ngậm nicotine

(73)
Viên ngậm nicotine giúp bạn cai thuốc lá bằng các cung cấp một liều lượng rất thấp nicotine, từ đó, giúp bạn bỏ thuốc dần dần. Dưới đây là những ... [xem thêm]

Phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể mang thai không?

(33)
Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm về việc phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ không bao giờ mang thai được nhưng trong thực tế, bạn hoàn toàn có thể ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc bà bầu tắm buổi sáng có tốt không

(100)
Khi mang thai, mọi hoạt động đều phải được thực hiện cẩn thận, kể cả việc tắm cũng cần được chú ý. Bà bầu tắm buổi sáng có tốt không, bà bầu ... [xem thêm]

Bật mí cách làm siro dứa siêu đơn giản cho mẹ bận rộn

(34)
Siro dứa là một món giải khát rất tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ trong những ngày hè nóng bức. Cách làm siro dứa cũng khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn ... [xem thêm]

Dạy con biết nghe lời

(50)
Việc nuôi dạy bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy tham khảo những quy tắc sau để việc nuôi dạy bé trở nên khoa học và dễ dàng ... [xem thêm]

Cạo lông chân thế nào mới đúng cách?

(30)
Nhiều bạn nữ thích dùng thuốc tẩy lông để làm sạch phần lông chân hay các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc tẩy ... [xem thêm]

Tư thế trái núi và những lợi ích cho sức khỏe

(62)
Ngày nay, yoga dần trở nên phổ biến và đã trở thành một trong những phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, yoga bao gồm nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN