Buổi sáng dễ dàng cho người bệnh thấp khớp với bài tập giãn cơ

(4.13) - 61 đánh giá

Buổi sáng luôn là thời điểm các cơn đau nhức hoành hành, gây mệt mỏi cho người bệnh thấp khớp. Những bài tập giãn cơ đơn giản sau sẽ giúp bạn xua tan nỗi mệt mỏi này.

Thấp khớp có thể khiến cho cuộc sống của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn. Những cơn đau nhức và mệt mỏi kéo dài làm chất lượng cuộc sống suy giảm. Phần lớn người mắc bệnh gặp khó khăn vào mỗi buổi sáng thức dậy do bị đau và cứng khớp. Chứng cứng khớp buổi sáng là một trong các triệu chứng tiêu biểu của thấp khớp và bệnh khớp vẩy nến. Tuy nhiên, hiện tại đã có một số giải pháp giúp bệnh nhân thấp khớp có thể thức dậy, khởi đầu một ngày mới dễ chịu hơn. Dưới đây là các bài tập giãn cơ đơn giản và nhẹ nhàng bạn có thể thực hiện trước khi ra khỏi giường. Đồng thời, bạn cần lưu ý tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào sau đây bạn nhé!

Giãn cơ lưng và vai

Để thực hiện động tác này, bạn làm theo các bước sau:

  • Nằm thẳng lưng dưới sàn, đặt đầu thoải mái lên gối
  • Co đầu gối
  • Từ từ đưa hai tay lên với hai lòng bàn tay hướng vào nhau
  • Giữ đầu trên gối kết hợp thở ra, đồng thời giữ hai tay thẳng lên trần nhà
  • Nâng vai lên khỏi giường
  • Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần.

Bạn cần lưu ý với động tác này, bạn nên giữ cho cổ thư giãn trong suốt quá trình luyện tập để tay có thể giúp duỗi thẳng hoàn toàn cơ cổ vào cơ vai.

Động tác thư giãn cổ và lưng

Với động tác này, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Ngồi thẳng người ở mép giường
  • Đặt chéo hai tay ra sau đầu
  • Thở ra và từ từ nghiêng đầu và vai về phía trước
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây
  • Hít vào và từ từ ngửa người ra phía sau
  • Giữ nguyên tư thế 5 giây rồi quay về vị trí ban đầu
  • Thực hiện động tác này 12 đến 15 lần.

Khi ngả người về trước và sau, bạn cần giữ bụng thật chặt để bảo vệ vùng lưng dưới của mình và tăng trọng tâm cho cơ thể.

Khởi động tay và cổ tay

Bạn thực hiện động tác theo các bước sau:

  • Ngồi thẳng lưng và đặt hai cẳng tay lên gối thoải mái
  • Lòng bàn tay đặt xuống dưới, hai bàn tay nắm chặt hình nắm đấm
  • Xoay cả hai cổ tay hướng ra ngoài đồng thời mở căng 10 ngón tay
  • Đưa hai bàn tay xoay vào trong và quay lại tư thế nắm đấm
  • Thực hiện động tác liên tục 15–20 lần.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng mất cơ bụng

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng mất cơ bụng là gì?Hội chứng mất cơ bụng hay tình trạng thiếu hụt cơ bụng, là một rối loạn hiếm gặp đặc trưng bởi tình ... [xem thêm]

Mẹo chữa chứng ợ nóng không cần uống thuốc

(89)
Bạn có bao giờ trải qua cảm giác nóng rát ở phần dạ dày phía trên? Tình trạng đau đi kèm với cảm giác nóng rát xảy ra sau khi bạn ăn quá nhiều và biến ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp mẹ bầu dứt ngay cơn chóng mặt

(27)
Hầu hết các mẹ bầu thường có hiện tượng chóng mặt khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể kéo dài trong suốt thời gian mẹ ... [xem thêm]

Bài tập yoga tại nhà cho người mới bắt đầu

(80)
Nếu thời gian và điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể tập yoga tại nhà chỉ với dụng cụ tập thích hợp cũng như các bài tập hợp lý.Đến lớp ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp bạn có cơ bụng săn chắc hơn

(76)
Để có cơ bụng săn chắc, liệu bạn chỉ đơn giản thực hiện vài động tác gập người mỗi ngày là đã có thể lộ rõ các múi cơ hay cần kết hợp thêm ... [xem thêm]

Cơ thể thay đổi sau khi sinh như thế nào?

(59)
Cơ thể bạn đã thay đổi rất nhiều trong những tháng mang thai. Vậy cơ thể thay đổi sau khi sinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.Nếu lần đầu sinh con, sản ... [xem thêm]

Tập cardio thế nào để siết mỡ tăng cơ?

(69)
Tập cardio nổi tiếng vì không chỉ giúp tim mạch khỏe hơn mà còn giúp đốt mỡ thừa và để lộ phần cơ rắn chắc. Bạn hãy tìm hiểu xem nên tập cardio như ... [xem thêm]

Bệnh đường huyết – Lưu ý và cách kiểm soát

(33)
Đường huyết của bạn có thể lên cao hay hạ xuống thất thường trong ngày, và đó cũng có thể là biến chứng do bệnh tiểu đường. Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN