Tư thế trái núi và những lợi ích cho sức khỏe

(4.24) - 62 đánh giá

Ngày nay, yoga dần trở nên phổ biến và đã trở thành một trong những phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, yoga bao gồm nhiều động tác từ cơ bản đến nâng cao và có tác động đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Một trong những động tác đơn giản mà những người mới tập có thể thực hiện là tư thế trái núi.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về tư thế trái núi cũng như những lợi ích mà tư thế này có thể mang lại cho sức khỏe của bạn.

Tư thế trái núi (Tadasana) là gì?

Tư thế trái núi (hay còn gọi là tadasana, tư thế ngọn núi, tư thế quả núi) là một tư thế cơ bản trong yoga, là nền tảng để thực hiện các tư thế khó tiếp theo. Trong tiếng Phạn, ‘tada’ có nghĩa là “núi” và ‘asana’ có nghĩa là ‘động tác’. Đây là một tư thế phù hợp cho những người có cơ lưng yếu và bị gù vì có thể giúp điều chỉnh lại phần lưng của bạn. Động tác này cũng rất phù hợp với trẻ em vì có thể giúp tăng chiều cao trong giai đoạn dậy thì. Tư thế ngọn núi cũng giúp cải thiện dáng đi đứng của bạn.

Những lợi ích mà tư thế trái núi mang lại cho người tập

Có thể nói, tadasana mang lại nhiều lợi ích cho người tập, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về những ưu điểm của tư thế trái núi nhé.

1. Cải thiện tư thế và dáng đi đứng

Nếu bạn bị gù hoặc cong lưng, tadasana có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn. Bạn sẽ được học cách duỗi thẳng lưng, từ đó giúp cải thiện đáng kể tư thế cũng như dáng đi đứng của bạn. Việc thường xuyên luyện tập tư thế trái núi có thể làm giảm các cơn đau lưng dai dẳng.

2. Có thể giúp tăng chiều cao ở trẻ em

Tư thế ngọn núi là một tư thế giúp tăng chiều cao đáng kể. Nếu luyện tập tư thế này trong giai đoạn sớm và đều đặn, trẻ nhỏ có thể tăng thêm vài centimet. Tư thế này cũng phù hợp với các bé đang trong giai đoạn dậy thì vì chúng có thể giúp phát triển chiều cao rất hiệu quả.

3. Nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn

Yoga không chỉ là một bài tập vận động mà còn là một bài tập thiền. Tư thế trái núi giúp bạn giải tỏa những vấn đề bên trong và góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Động tác này sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng và điềm tĩnh hơn.

4. Cải thiện hơi thở

Ngày nay, dưới tác động của khí thải của các phương tiện giao thông, nhà máy và tình trạng ô nhiễm môi trường, con người rất dễ gặp phải các bệnh về hô hấp, đặc biệt là khó thở và các bệnh về phổi. Tadasana giúp mở rộng và dẫn nhiều không khí hơn vào phổi, từ đó giúp tăng khả năng hô hấp và làm sạch phổi.

5. Thúc đẩy quá trình giảm cân

Bạn đang đau đầu vì không thể giảm cân dù đã thử mọi cách, tại sao bạn không thử tập tư thế trái núi? Tư thế này giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo nhanh hơn, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

6. Giúp nâng cao năng lượng cho cơ thể

Một lợi ích khác mà tư thế ngọn núi mang lại cho người tập chính là giúp làm tăng năng lượng trong cơ thể. Tadasana có thể giúp làm trẻ hóa trí óc, cơ thể cũng như tinh thần của bạn.

7. Cải thiện tâm trạng

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, tâm trạng xuống dốc, bạn hãy tập luyện tư thế trái núi để giúp bình ổn lại tâm trạng của bản thân. Tadasana có thể giúp “đánh tan” tình trạng trầm cảm cũng như giúp hệ thần kinh khỏe mạnh hơn. Thêm vào đó, tư thế này cũng giúp cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung của bạn.

8. Có thể giúp cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa

Nếu bạn bị đau thần kinh tọa, tadasana là một bài tập giúp bạn giảm đau hiệu quả. Nếu không bị căn bệnh này, bài tập này cũng giúp ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc bệnh này.

Các bước luyện tập tư thế trái núi

Tadasana là một tư thế rất dễ, chỉ với các bước đơn giản là bạn đã có thể thực hiện thành công tư thế này.

1. Thực hiện khi đứng

Bạn có thể luyện tập tư thế trái núi khi đứng theo những bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Đứng thẳng trên thảm tập yoga, chụm các ngón chân lại với nhau và tách nhẹ ở phần gót chân.
  • Bước 2: Thả lỏng vai, hai tay ôm sát vào người.
  • Bước 3: Hít một hơi thật sâu, từ từ nâng hai tay qua đầu và nắm các ngón tay lại với nhau.
  • Bước 4: Nâng nhẹ gót chân và đứng trên các ngón chân của bạn.
  • Bước 5: Ưỡn nhẹ cơ thể, nâng mặt hướng lên trên một chút.
  • Bước 6: Dồn trọng lượng cơ thể lên các đầu ngón chân, duỗi thẳng vai, cánh tay và ngực.
  • Bước 7: Giữ tư thế này trong vòng 20 giây, thở ra và trở về vị trí ban đầu.

2. Thực hiện khi nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa này còn được gọi là “supta tadasana”. Bạn có thể làm theo các bước dưới đây để luyện tập tư thế này:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên thảm yoga, đặt một chiếc gối dưới đầu và chuẩn bị thêm 2 – 3 chiếc khăn khác để đặt dưới đầu gối.
  • Bước 2: Hãy từ từ giơ tay lên cao khỏi đầu, giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 – 10 phút.
  • Bước 3: Hít vào và thở ra đều đặn trong 6 lần đếm và ngồi dậy từ từ.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện tư thế trái núi

Nếu mới tập động tác này lần đầu tiên, bạn cần phải hết sức thận trọng. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý khi thực hiện tư thế này:

  • Không thực hiện tư thế trái núi nếu bạn bị mất ngủ.
  • Nếu bạn bị đau đầu, hãy dừng luyện tập ngay lập tức.
  • Nếu bị huyết áp thấp hoặc đang sử dụng các thuốc làm loãng máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tư thế này.

Người mới cần làm gì để cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi tập tư thế trái núi?

Nếu bạn mới bắt đầu tập tư thế trái núi, cách tốt nhất để cải thiện khả năng giữ thăng bằng của bạn là giữ hai chân cách xa nhau (khoảng từ 5 – 10cm) một chút khi thực hiện động tác trái núi. Hãy làm theo cách này cho đến khi khả năng giữ thăng bằng của bạn được cải thiện, sau đó hãy luyện tập theo cách khép hờ 2 chân.

Yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp nâng cao sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Hãy bắt đầu luyện tập tư thế trái núi từ hôm nay để thu được những kết quả như mong đợi nhé.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khó chịu vì chàm dị ứng tái phát

(28)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm hết nọng cằm đơn giản

(68)
Một chiếc nọng cằm ngấn mỡ có thể khiến bạn cảm thấy tự ti vì gương mặt mất đi nét thon gọn. Đừng lo lắng, bạn có thể áp dụng lối sống lành ... [xem thêm]

4 triệu chứng không dung nạp lactose bạn cần biết

(82)
Tình trạng không dung nạp lactose ảnh hưởng đến 70% số người trên toàn thế giới, có thể gây ra những triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Vậy làm ... [xem thêm]

Cách chữa viêm họng hạt tại nhà cực dễ

(54)
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính và phổ biến của đường hô hấp trên. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho 7 nguyên nhân khiến bé chê sữa mẹ

(23)
Trong quá trình cho con bú, không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đôi khi, các bé bú ít, lười bú. Vậy vì sao bé chê sữa mẹ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn ... [xem thêm]

Cùng lên thực đơn cho người bị thiếu máu não

(38)
Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện tuần hoàn não, tăng cường tái tạo máu là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài thay đổi lối sống, từ ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu – dễ mà không dễ

(53)
Thủy đậu (trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã ... [xem thêm]

8 bài tập yoga giúp mẹ bầu sẵn sàng để vượt cạn

(44)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN