Bạn biết gì về ống nuôi ăn ở trẻ bị bệnh tim?

(3.71) - 70 đánh giá

Tìm hiểu chung

Đặt ống thông (catheter) tĩnh mạch trung tâm là gì?

Ống thông tĩnh mạch trung tâm, hay còn gọi là đường truyền trung tâm, là một ống nhỏ, dài, mỏng và dẻo được dùng để truyền thuốc, dịch, chất dinh dưỡng hoặc máu vào cơ thể của bạn trong một thời gian dài, thường là vài tuần hoặc đôi khi có thể lâu hơn nữa. Ống thông này thường được đặt vào tĩnh mạch trung tâm (thường nằm ở gần tim) bằng cách luồn vào từ các tĩnh mạch ở cánh tay và ngực. Trong một số trường hợp, ống thông có thể được luồn từ các tĩnh mạch ở cổ để đi vào.

Khi nào bạn sẽ thực hiện đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm?

Ống thông tĩnh mạch trung tâm sẽ được bác sĩ đặt trong những trường hợp sau:

  • Dùng để đưa thuốc vào cơ thể trong khoảng thời gian dài để điều trị đau, nhiễm trùng, ung thư hoặc để cung cấp chất dinh dưỡng;
  • Đưa vào cơ thể một lượng lớn máu hoặc dịch;
  • Dùng để lấy máu bệnh nhân mỗi ngày hoặc bệnh nhân cần lấy máu nhiều lần;
  • Dùng để chạy thận nhân tạo ở những bệnh nhân bị suy thận;
  • Dùng để đưa thuốc thẳng vào tim thật nhanh để gây ra tác dụng trên tim lập tức.

Điều cần thận trọng

Bạn cần biết những gì trước khi thực hiện đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm?

Bạn sẽ không thể thực hiện được thủ thuật này nếu bạn mắc bệnh máu khó đông. Hãy báo bác sĩ hoặc điều dưỡng của bạn biết nếu bạn đang dùng thuốc kháng đông máu như aspirin, warfarin hoặc heparin.

Thay vì phải đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm, bạn có thể sử dụng một số thủ thuật khác có tác dụng tương tự như là đặt ống thông ở các tĩnh mạch ở tay và ngực.

Nói chung, việc có nên sử dụng thủ thuật này hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Như tất cả các thủ thuật, có một số rủi ro liên quan với việc đặt ống thông trung tâm. Mỗi người có thể có những nguy cơ xảy ra biến chứng khác nhau. Bác sĩ của bạn sẽ giải thích những biến chứng nào có thể xảy ra đối với bạn .

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể phát triển bên trong các ống thông, tại nơi thoát ra của ống, hoặc có thể xuất hiện trên van tim (viêm nội tâm mạc). Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng nhưng đôi khi cần phải gỡ bỏ ống thì nhiễm trùng mới lành;
  • Tắc nghẽn. Một cục máu đông có thể hình thành ở đầu mút của đường vào tĩnh mạch, hoặc tư thế của ống bị thay đổi và gây ra tắc nghẽn. Nếu điều này xảy ra, có thể phải rút ống thông;
  • Khí trong ống. Bạn phải luôn giữ cho kẹp và nắp đậy trên khi ống không được sử dụng, nhằm để ngăn không cho không khí lọt vào.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm?

Một bác sĩ hoặc điều dưỡng đã được đào tạo sẽ đặt ống thông cho bạn. Các nhân viên tại bệnh viện sẽ cho bạn biết bạn nên đến đâu và khi nào thì thực hiện thủ thuật. Bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi để hỏi bác sĩ như về rủi ro, lợi ích của thủ thuật này và những phương pháp thay thế cho thủ thuật đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm. Các câu hỏi này sẽ giúp bạn có được thông tin, từ đó, bạn có thể quyết định có nên làm thủ thuật này hay không, nếu đồng ý, bạn phải kí vào một bản thoả thuận.

Quy trình thực hiện của đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm như thế nào?

Thủ thuật này thường mất khoảng một giờ. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ nằm trên da ngay dưới xương đòn của bạn để bộc lộ ra một tĩnh mạch lớn, sau đó bác sĩ sẽ đưa một sợi dây gọi là dây dẫn vào tĩnh mạch đó. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để giúp hướng dẫn đưa dây dẫn vào tĩnh mạch của bạn một cách chính xác hơn. Sau đó dây dẫn này sẽ giúp dẫn đường để đưa ống thông vào.

Bác sĩ có thể khâu hoặc kẹp để giúp giữ ống thông cho tới khi da liền. Bác sĩ có thể để một miếng băng nhỏ để giữ ống ngay dưới da của bạn. Vết cắt dưới xương đòn sẽ được khâu đóng lại.

Bạn sẽ phải chụp X-quang để đảm bảo rằng đường ống được định vị một cách chính xác.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm?

Sau khi gây tê cục bộ, có thể mất vài giờ để bạn có cảm giác trở lại tại vùng bị gây tê. Bạn cần phải để ý theo dõi ống thông, không để bất cứ thứ gì đập vào ống thông để tránh kéo ống ra khỏi vị trí hoặc làm hư hại đường ra của ống. Nếu bạn lỡ tay nắm hoặc kéo ông thông của bạn, hãy liên hệ với bác sĩ để bác sĩ kiểm tra vị trí của ống có còn nằm đúng hay không.

Nếu bạn được cho phép về nhà. Trước khi về nhà, điều dưỡng sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên về cách chăm sóc cho đường ống, cũng như cách vệ sinh và cách tắm. Bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám để kiểm tra ống thông.

Thông thường bạn sẽ cần phải quay trở lại bệnh viện để điều trị thường xuyên. Trong các lần hẹn, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ cẩn thận kiểm tra ống thông của bạn. Điều dưỡng của bạn thường sẽ cung cấp cho bạn một số điện thoại để bạn liên lạc trong những trường hợp khẩn cấp.

Mũi khâu bên dưới xương đòn có thể sẽ được cắt chỉ sau bảy đến 10 ngày. Các mũi khâu tại đầu ra của ống sẽ được cắt chỉ sau khi da bạn hoàn toàn lành lại, thường sau khoảng ba tuần. Bạn sẽ không cần phải băng, nhưng bạn cần phải giữ phần ống ở ngoài được cuộn lại và cố định để tránh bị kéo.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về các nhóm máu?

(22)
Xét nghiệm máu là dạng xét nghiệm để xác định nhóm máu của một người. Xét nghiệm này mang tính thiết yếu nếu bạn đang cần được truyền máu hoặc ... [xem thêm]

Diễn tiến và cách đẩy lùi những cơn đau nửa đầu

(45)
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc chứng đau nửa đầu (thiên đầu thống, bệnh Migraine) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và một trong số nguyên nhân ... [xem thêm]

Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

(13)
Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc ... [xem thêm]

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa?

(91)
Trẻ sơ sinh bị mụn sữa (hay còn gọi là mụn kê) là một tình trạng khá phổ biến. Tuy vấn đề này không nguy hiểm nhưng cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng.Có ... [xem thêm]

Quên đi sự khó chịu chỉ nhờ vào 10 tư thế yoga chữa đau lưng

(72)
Tập yoga chữa đau lưng là phương thức hiệu quả và được các bác sĩ khuyến khích. Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích khác nữa từ bộ môn này.Yoga ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu nhiễm giun kim

(20)
Bà bầu nhiễm giun kim sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu về đêm. Tình trạng này cần đến sự can thiệp của bác sĩ để trị dứt điểm.Nhiễm giun kim hoặc ... [xem thêm]

Bạn biết gì về điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn?

(56)
Tùy vào tình trạng khối u cũng như sức khỏe của bạn, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị ung thư gan tốt và phù hợp nhất theo từng giai đoạn.Sau khi ... [xem thêm]

10 tác dụng của rau cần tây sau khi nghe bạn sẽ muốn ăn ngay

(90)
Rau cần tây từ lâu đã là một loại rau quen thuộc với bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Vì sao rau cần tây lại được nhiều người lựa chọn? Tác dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN