Bạn có nên mang bầu sau tuổi 30?

(4.13) - 13 đánh giá

Ngày trước, dân gian thường có quan niệm vợ chồng lấy nhau nên “sớm sanh quý tử” để gia đình có tiếng trẻ em, ông bà có cháu bế bồng. Ngày nay, cuộc sống bận rộn đã khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ đôi khi “quên” nhiệm vụ sinh con. Đến khi đã bước sang tuổi 30, nhiều cặp vợ chồng lại hoang mang liệu sinh con sau tuổi 30 có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé?

Theo thống kê trong những năm trở lại đây, tuổi người mẹ khi mang thai ngày càng lớn, với nhiều em bé được sinh ra khi mẹ trong độ tuổi từ 30 đến 34. Nhiều phụ nữ hạnh phúc khi lần đầu làm mẹ ở tuổi 30 với công việc và các mối quan hệ xã hội đã đi vào ổn định. Quan trọng nhất là họ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc sức khỏe bản thân và vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, cả bạn và nửa kia cũng đã có một thời gian chuẩn bị khá dài để có thể thực sự trở thành cha mẹ, để cùng nhau có những trải nghiệm thật tuyệt vời khi cùng nhau chăm sóc con cái. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu liệu mang bầu ở tuổi 30 sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì nhé.

Bạn chăm sóc bé tốt hơn khi làm mẹ ở tuổi 30

Tin vui là có khá nhiều thuận lợi cho bạn khi quyết định mang bầu ở tuổi 30, độ tuổi mà bạn đã có những thành tựu nhất định trong công việc và các mối quan hệ xã hội, và bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, sau khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản, bạn sẽ nhanh chóng hoà nhập lại với công việc hơn so với các bà mẹ trẻ và cũng sẽ dễ dàng hơn so với khi bạn trên 40 tuổi, là độ tuổi bạn sẽ khó rời công việc hơn.

Khi bạn 30 tuổi, cũng là lúc bạn chín chắn hơn, khéo léo hơn và khả năng hồi phục tốt hơn. Đây là những phẩm chất rất cần thiết để nuôi dạy con trẻ. Khi bạn 30, bạn sẽ hiểu mình nhiều hơn so với khi bạn 20 và bạn cũng linh hoạt hơn so với khi bạn 40.

Có thể bạn chưa biết rằng khi mang thai ở tuổi 30, bạn sẽ có nhiều cơ hội để có một cặp song sinh hơn. Theo thống kê về tỉ lệ sinh đôi ở các độ tuổi, cứ 16 phụ nữ ở độ tuổi 20 sinh con thì có 1 phụ nữ sinh đôi. Ở độ tuổi 35 – 39, tỉ lệ sinh đôi tăng lên 1/5, tức là gấp 3 lần so với tuổi 20. Nguyên nhân của sự tăng cao đột ngột này là do một nội tiết tố được tiết ra trong chu kì kinh nguyệt, nội tiết tố kích thích nang trứng (FSH), tăng theo độ tuổi của bạn. Sự tăng lên của FSH làm tăng khả năng rụng nhiều hơn 1 trứng, tức là tăng khả năng sinh đôi hơn.

Bạn có thể cần đến phương pháp hỗ trợ sinh sản ở tuổi 30

Tin tốt là khả năng mang thai theo cách tự nhiên và sinh một em bé khoẻ mạnh ở tuổi 30 của bạn vẫn còn rất cao. Tuy nhiên, khi bạn 35 tuổi trở đi, nó sẽ là một vấn đề lớn vì thời điểm này, chất lượng trứng của bạn đã giảm rất nhiều. Tỉ lệ thụ thai thành công của bạn trong giai đoạn này cũng thấp hơn một chút so với khi bạn 20 tuổi. Nếu bạn cố gắng có thai ở tuổi 35 trở đi, tin buồn là tỉ lệ thụ thai thành công lại giảm đi thêm một chút nữa.

Tuổi 35 cũng là một mốc tuổi mà bạn dễ gặp các biến chứng khi mang thai như thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, sinh non hay nhẹ cân. Ngoài ra, bé sơ sinh cũng bị một bệnh lý di truyền rất nguy hiểm, đó là hội chứng Down. Khi bạn ở độ tuổi từ 30 đến 34, khả năng sinh con mắc hội chứng Down của bạn là 1/1200, nhưng khi bạn trong độ tuổi từ 35 đến 39, tỉ lệ này tăng lên là 1/700. Tất cả phụ nữ nên làm các xét nghiệm di tầm soát các bệnh lý di truyền như hội chứng Down, đặc biệt là khi bạn quyết định mang thai khi trên 35 tuổi. Một số xét nghiệm bạn có thể tham khảo như: chọc dịch ối hay lấy mẫu lông nhung ở màng đệm.

Tỉ lệ mổ lấy thai ở các bà mẹ mang thai lần đầu ở tuổi trên 35 cao hơn, 40% so với 14% của các bà mẹ mang thai lần đầu ở tuổi 20.

Bạn cũng có thể xem xét đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản khi quyết định mang thai ở tuổi 30, như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), các phương pháp này giúp nâng tỉ lệ thụ thai thành công ở phụ nữ độ tuổi từ 35 đến 39.

Sự ra đời của mỗi đứa trẻ luôn là niềm vui và hạnh phúc của cha mẹ. Dù mang thai ở độ tuổi nào, bạn cũng hãy thăm khám bác sĩ thai sản định kỳ và chuẩn bị thật sẵn sàng kiến thức lẫn tâm lí để chào đón “thành viên mới” của gia đình nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệt phá rung nhĩ

(10)
Định nghĩaRung nhĩ (rung tâm nhĩ) là bệnh gì?Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập ... [xem thêm]

Chữa trị mụn an toàn cho mẹ bầu

(69)
Mụn là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu và thường bắt đầu xuất hiện trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vậy làm thế nào để trị mụn an toàn ... [xem thêm]

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của giá đỗ

(85)
Giá đỗ là một loại thực phẩm không hề xa lạ và thường xuất hiện hằng ngày trong các món ăn gia đình. Giá đỗ không chỉ dễ tìm, dễ chế biến mà còn ... [xem thêm]

Hâm nóng thức ăn có làm mất đi chất dinh dưỡng?

(16)
Bạn thường mua nhiều thực phẩm và chế biến một lần để tiết kiệm thời gian? Việc hâm lại đồ ăn không chỉ khiến thức ăn kém ngon mà còn làm mất đi ... [xem thêm]

10 sự thật về mãn kinh mọi phụ nữ cần biết

(42)
Những sự thật về mãn kinh có thể làm bạn ngạc nhiên khi bước qua độ tuổi 50. Hiểu một cách nôm na, thời điểm đánh dấu bạn chính thức bước vào giai ... [xem thêm]

Kẹo thuốc lá: Quà vặt nguy hại trước cổng trường

(10)
Kẹo thuốc lá đang là “sản phẩm học đường” quen thuộc với nhiều bạn tuổi teen nhưng vẫn là cái tên khá lạ lẫm với phụ huynh. Điều đang nói, dù ... [xem thêm]

Zona thần kinh mắt và những điều liên quan

(70)
Zona thần kinh ở mắt (zona mắt) là một bệnh lý có chung nguồn gốc với zona thần kinh. Các triệu chứng sẽ xảy ra ở mắt cần tích cực điều trị thật ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh điều trị cảm cúm – Nên hay không? (Phần 1)

(100)
Bạn bị cảm cúm và đang tìm cách “đánh bay” những triệu chứng khó chịu của cảm cúm? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu việc dùng thuốc kháng sinh để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN