Bà bầu nhiễm giun kim sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu về đêm. Tình trạng này cần đến sự can thiệp của bác sĩ để trị dứt điểm.
Nhiễm giun kim hoặc nhiễm ký sinh trùng thường phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn hoặc cụ thể hơn là phụ nữ mang thai vẫn có thể mắc phải tình trạng này. Khi bà bầu nhiễm giun kim, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái vì chúng thường gây ngứa ngáy, khó chịu và khiến bạn mất ngủ hàng đêm.
Tuy nhiên, đây không phải là một tình trạng nguy hiểm và có thể được ngăn ngừa như các bệnh nhiễm trùng thông thường khác trong thai kỳ. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên nhân, triệu chứng cũng như những biện pháp khiến giun kim phải tránh xa mẹ bầu.
Tìm hiểu về giun kim
Giun kim là loài giun nhỏ màu trắng, sống ký sinh và đẻ trứng trong trực tràng hoặc ruột kết của con người. Chúng có kích thước khoảng 0.6 – 12mm và gây ngứa ngáy khi chúng ta ngủ, nằm yên. Giun kim lây lan khá dễ dàng, có khả năng đi qua ruột và các cơ quan khác. Trứng giun có kích thước siêu nhỏ và khá dính nên rất dễ bám vào tay, chân, quần áo… và lây lan cho con người.
Mẹ bầu nhiễm giun kim có dễ xảy ra?
Câu trả lời là có. Phụ nữ mang thai có thể dễ dàng nhiễm giun kim từ một thành viên gia đình, đồng nghiệp hoặc bạn bè. Nhưng may mắn là tình trạng nhiễm giun này không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mặt khác, khi bị lây nhiễm, bạn phải điều trị bệnh kịp thời trước khi giun lan rộng và nhân lên trong cơ thể, khiến mẹ bầu gặp nhiều bất tiện.
Nguyên nhân bà bầu nhiễm giun kim
Tình trạng mất vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc phải giun kim. Khi mang thai, bạn nên có nhiều nhận thức hơn về điều này.
- Trứng giun dễ dàng lây từ người này sang người khác bằng cách chia sẻ thức ăn, nước uống…
- Giun cái thường đẻ trứng trong và xung quanh khu vực hậu môn. Chúng còn ẩn nấp trong quần áo của chúng ta và chờ đợi thời cơ để thâm nhập vào cơ thể
- Nếu dùng chung chăn, gối với người đang bị giun kim, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm
- Giun kim gây ra cảm giác ngứa ngáy. Sau khi gãi, chất nhầy từ giun thông qua tay của người bị nhiễm sẽ bám lên bất kỳ bề mặt hoặc đồ vật nào từ đó lây lan sang người khác.
Dấu hiệu bà bầu nhiễm giun kim
Vì giun kim có kích thước nhỏ nên số lượng không nhiều sẽ ít xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu sinh sôi cũng như lớn dần, mẹ bầu có thể cảm thấy những dấu hiệu sau:
Thuốc tẩy giun có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Một số loại thuốc có khả năng giúp tiêu diệt giun kim trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chúng trong ba tháng đầu. Ngoài ra, mebendazole và pyrantel pamoate cũng có thể được dùng với liều lượng hạn chế theo chỉ định của bác sĩ. Mặt khác, chúng chỉ được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Bí quyết trị giun kim tại nhà
Một số mẹ bầu quan tâm đến các biện pháp tự nhiên tại nhà để giúp thoát khỏi lũ giun kim. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như chỉ nên xem đây là hình thức chữa trị tăng cường. Chúng bao gồm:
1. Dầu dừa
Dừa được cho là có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus để giúp loại bỏ giun kim. Bạn có thể sử dụng dầu dừa theo 2 cách sau:
2. Ngải cứu
Một số nghiên cứu cho thấy ngải cứu có thể được xem như một phương thức điều trị nhiễm ký sinh trùng. Bạn có thể sử dụng ngải cứu bằng cách dùng chúng như một loại trà thảo mộc. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng với liều lượng thích hợp.
3. Tỏi
Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một số người sử dụng nó như phương thuốc bổ sung cho quá trình điều trị nhiễm giun kim, giun móc và giun đũa.
Bạn có thể bổ sung một ít tỏi vào thực đơn ăn uống hoặc nghiền nhuyễn tỏi, trộn chung cùng vaseline để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó, bôi trực tiếp hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng, để yên trong vòng 10 – 15 phút và cuối cùng rửa sạch. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp nếu bạn đang bị trĩ khi mang thai, khu vực da quanh hậu môn bị trầy xước.
4. Cà rốt
Cà rốt sống rất giàu chất xơ, có công dụng hỗ trợ sức khỏe cho hệ tiêu hóa và thúc đẩy ruột hoạt động đều đặn. Do vậy, bạn có thể nhấm nháp một chút cà rốt để kích thích giun kim mau chóng được đào thải ra ngoài cơ thể. Mặt khác, hãy rửa thật sạch loại rau củ này trước khi sử dụng để tránh gặp phải những nguy cơ như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng… nhé.
Biện pháp ngăn ngừa giun kim
Giun kim sống ở cơ thể người trong khoảng 3 – 6 tuần. Việc duy trì quy tắc vệ sinh đúng cách sẽ giúp phá vỡ chu kỳ đẻ trứng và nhân lên của chúng. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho mẹ bầu để ngăn ngừa bị nhiễm giun kim khi mang thai:
- Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô
- Tăng cường đề kháng da để bảo vệ cơ thể
- Rửa sạch tay, chân và tắm sau khi về nhà
- Nhà tắm và bếp nên được vệ sinh đều đặn
- Không dùng chung quần áo hoặc khăn mặt
- Không được ăn trong phòng ngủ, đặc biệt là trên giường
- Thay đổi drap trải giường, bao gối… thường xuyên
- Cắt móng tay cũng như hạn chế gãi ở khu vực hậu môn để tránh da bị trầy xước và tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác
- Đặt bàn chải đánh răng thật xa bồn cầu, nhúng sơ qua nước ấm trước khi sử dụng
- Giữ gìn nhà cửa được sạch sẽ, hạn chế bụi bẩn nhiều nhất có thể. Đặc biệt chú ý đến phòng ngủ hoặc những nơi bạn thường ngả lưng, chợp mắt.
Nếu ngứa và kích ứng trở nên nghiêm trọng, bạn hãy đến bác sĩ để được điều trị. Mặc dù bà bầu nhiễm giun kim không phải là tình trạng cần lo lắng quá mức nhưng bạn vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để quá trình mang thai diễn ra nhẹ nhàng và dễ chịu nhất.
Phương Uyên/HELLO BACSI