Bạch cầu đơn nhân

(3.52) - 14 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bạch cầu đơn nhân là bệnh gì?

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc “bệnh hôn” vì được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho, hắt hơi,… Biến chứng nguy hiểm nhất của bạch cầu đơn nhân là lá lách sưng lên. Tuy nhiên, bệnh này thường không nghiêm trọng lắm và hầu hết những người đã từng mắc phải bệnh này sẽ tạo ra được kháng thể và miễn dịch với nó suốt đời.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bạch cầu đơn nhân là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải bạch cầu đơn nhân gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu, đau cổ họng;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Amidan bị sưng và có lớp phủ màu trắng hoặc vàng;
  • Sốt;
  • Ăn mất ngon;
  • Đau nhức bắp thịt;
  • Phát ban;
  • Viêm họng.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Tức ngực;
  • Vàng da;
  • Cứng cổ;
  • Chảy máu mũi;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Khó thở.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn gặp phải các triệu chứng kể trên và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bạch cầu đơn nhân là gì?

Nguyên nhân là cho virus Epstein-Barr (EBV). Virus lan truyền qua nước bọt như khi hôn, ho, dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ ăn với người bệnh. Trong một số ít trường hợp, virus cytomegalovirus (CMV) cũng có thể gây ra bạch cầu đơn nhân.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bạch cầu đơn nhân?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bạch cầu đơn nhân?

Hiện nay, chưa có đầy đủ thông tin để xác định yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đơn nhân. Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bạch cầu đơn nhân?

Bác sĩ xem tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe để chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chú ý đến cổ, họng và bụng nhằm xem xét bạn có bị sưng bạch huyết, sưng amidan hoặc bị sưng lá lách hay không. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện nhằm xem xét khả năng bạn bị thêm các bệnh khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bạch cầu đơn nhân?

Bạn sẽ được dùng thuốc steroid (prednisone) nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn những phương pháp điều trị sau:

  • Uống nhiều nước;
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cổ họng;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và sốt;
  • Tránh tham gia các môn thể thao nếu lá lách bị sưng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bạch cầu đơn nhân?

Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bạch cầu đơn nhân:

  • Nghỉ ngơi thật nhiều và uống nhiều nước;
  • Báo bác sĩ tất cả thuốc bạn dùng bao gồm thuốc kê toa và không kê toa hoặc nếu bạn đau dạ dày hoặc đau vai;
  • Đến gặp bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C, các triệu chứng nặng hơn hoặc không đỡ hơn sau 2 tuần;
  • Tránh hôn, ăn chung, dùng chung đồ với người bệnh;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Hạn chế tham gia các hoạt động thể thao cho đến khi khỏi bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lao hạt

(81)
Lao hạt có thể lây nhiễm đến bất kỳ các cơ quan nào như phổi, gan và lá lách.Tìm hiểu chungLao hạt là bệnh gì?Lao hạt là một hình thức vi khuẩn lao khuếch ... [xem thêm]

U dây thần kinh thính giác (u dây thần kinh số VIII)

(86)
Định nghĩaU dây thần kinh thính giác (u dây thần kinh số 8) là bệnh gì?U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số 8 hoặc u dây thần kinh tiền ... [xem thêm]

Hội chứng Stockholm

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng Stockholm là gì?Hội chứng Stockholm là một tình trạng tâm lý, xảy ra khi một nạn nhân bị bắt cóc phát triển cảm xúc tích cực về ... [xem thêm]

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

Hội chứng suy tim trái

(27)
Tìm hiểu chungHội chứng suy tim trái là gì?Tim trái có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ phổi qua tâm nhĩ trái đến tâm thất trái và đi khắp cơ thể. Khi tim trái ... [xem thêm]

Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae

(57)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng klebsiella pneumoniae là gì?Nhiễm trùng klebsiella pneumoniae đề cập đến một số loại bệnh khác nhau liên quan đến nhiễm trùng bệnh ... [xem thêm]

Viêm gan tự miễn

(98)
Tìm hiểu về bệnh viêm gan tự miễm trên Chúng tôi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.Tìm hiểu chungViêm ... [xem thêm]

Hạ canxi máu

(66)
Bệnh hạ canxi máu hay tụt canxi là một tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN