Viêm tủy răng

(4) - 27 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm tủy răng là bệnh gì?

Viêm tủy răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng và mất răng ở người trẻ tuổi. Viêm tủy răng là viêm vùng tủy của răng và các mô bao quanh chân răng. Bệnh này có thể cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có triệu chứng, hồi phục hoặc không hồi phục trong những tình trạng kéo dài.

Viêm tủy răng đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng là những nguyên nhân gây chẩn đoán dương tính giả/âm tính, gồm:

  • Tủy răng canxi hóa;
  • Chóp răng chưa trưởng thành-thường thấy ở những bệnh nhân trẻ;
  • Chấn thương;
  • Thuốc gây tê cho bệnh nhân – giảm đau tủy răng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tủy răng là gì?

Các triệu chứng phổ biến của viêm tủy răng có thể hồi phục là:

  • Tính chất đau: cơn đau thường chói và nặng;
  • Thời gian: ngắn (đau kéo dài khoảng 5-10 phút). Cơn đau nhanh chóng giảm sau khi loại bỏ các kích thích;
  • Kích thích: phản ứng với nóng, lạnh hoặc ngọt ngay lập tức;
  • Vị trí cơ thể: không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi vị trí của cơ thể.

Các triệu chứng của viêm tủy răng không thể đảo ngược gồm:

  • Tính chất đau: đau nhói;
  • Thời gian: đau tự phát có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ;
  • Kích thích: ở giai đoạn đầu, đau có thể hình thành một cách tự nhiên hoặc từ kích thích do nóng hoặc lạnh. Giai đoạn sau, những cơn đau xảy ra chỉ khi tiếp xúc với nóng nhưng giảm đau khi gặp lạnh;
  • Vị trí cơ thể: đau bị ảnh hưởng bởi vị trí cơ thể;
  • Vị trí và lan rộng: ở các giai đoạn sau, cơn đau có thể ảnh hưởng tới dây chằng quanh răng và các cơn đau khu trú.
  • Thời gian: đau nặng hơn vào ban đêm.

Một số triệu chứng không được liệt kê ở trên chỉ thấy trong tình trạng viêm tủy răng mạn tính sẽ có một cơn đau khởi đầu đột ngột, răng nhạy đau khi chạm và gõ, quá trình tạo thành mủ và sưng các mô có thể bị nhầm lẫn với tình trạng cấp tính và đòi hỏi phải phân biệt chẩn đoán vì phương pháp điều trị là khác nhau.

Viêm tủy răng cũng có thể kết hợp với một số rối loạn hệ thống. Chúng bao gồm sốt không rõ nguyên nhân, nhiễm khuẩn đến tim van và các thiết bị giả, sinh non gây sinh trẻ nhẹ cân và tăng nguy cơ bệnh tim mạch và các vấn đề mạch máu não.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ tình trạng viêm tủy răng cấp tính nào sau đây:

  • Cơn đau không khu trú ở răng bị ảnh hưởng đặc điểm là không thay đổi và đau nhói. Tình trạng này nặng hơn khi bạn tựa lưng hoặc nằm xuống;
  • Răng trở nên đau với các kích thích nóng hoặc lạnh. Tình trạng này có thể đau nhói hoặc không đổi;
  • Thay đổi màu sắc rõ ràng ở răng bị ảnh hưởng;
  • Sưng nướu hoặc mặt ở vùng răng bị ảnh hưởng.

Khi cơn đau dường như giảm xuống một chút nhưng kéo dài, bạn có thể gặp một tình trạng ví dụ như đau mạn tính xảy ra tự phát hoặc kéo dài vài phút sau khi kích thích được loại bỏ. Điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe quanh chóp răng. Sau đó răng được nâng cao so với ổ răng và cảm thấy “cao” khi bệnh nhân cắn xuống. Đây là dấu hiệu bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm tủy răng?

Viêm tủy răng không chỉ gây ra bởi vi khuẩn – tình trạng sâu răng do các tác nhân vật lý, chủ yếu do việc phân tán vi khuẩn, mà còn bởi chấn thương do áp lực tác động vào răng, làm lộ buồng tủy và để cho các vi khuẩn xâm nhập vào.

Nhưng có một khả năng khác-các trường hợp nhiễm trùng ngược đôi khi được mô tả như nguyên nhân gây ra viêm tủy răng. Viêm tủy răng trong trường hợp này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến chết tủy và nhiễm trùng lan rộng qua lỗ đỉnh ở mô quanh chóp.

Nguyên nhân gây ra bệnh này gồm: vi khuẩn, do điều trị (răng sâu: làm lộ tủy, nứt thân răng: các vấn đề làm đầy, túi nha chu, răng biến dạng) và chấn thương (gãy thân răng, gãy gốc, mài mòn, nghiến răng).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm tủy răng?

Viêm tủy răng là tình trạng sức khỏe khá phổ biến, thường ảnh hưởng đến những bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém và những người có vết mổ trong khoang miệng.

Ngoài việc gây đau và khó chịu, viêm tủy răng có thể lan rộng ra ngoài các rào cản tự nhiên và dẫn đến các biến chứng có thể đe dọa tính mạng như nhiễm khoang mạc sâu vùng đầu và cổ.

Bệnh này có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy răng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tủy răng tương tự với những yếu tố nguy cơ mắc sâu răng, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Chế độ ăn uống có nhiều đường;
  • Ăn thức ăn quá nóng và uống quá lạnh hoặc kết hợp chúng trong một bữa ăn;
  • Các yếu tố nguy cơ đó là căn nguyên của viêm tủy răng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm tủy răng?

Viêm tủy răng có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm sau:

  • Gõ;
  • Sờ;
  • Nhạy nhiệt. Tủy hoại tử sẽ không đáp ứng với lạnh hoặc nóng trong thử nghiệm kiểm tra nóng lạnh;
  • Xét nghiệm tủy điện;
  • X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm tủy răng?

Chẩn đoán viêm tủy răng có thể hồi phục ám chỉ tủy răng có khả năng hồi phục hoàn toàn nếu các yếu tố kích thích giảm dần hoặc được loại bỏ, gồm:

  • Điều trị: loại bỏ bất kỳ sâu răng nào hiện diện và đặt bảo vệ tủy thích hợp cũng như những nơi phục hồi vĩnh viễn sau đó;
  • Điều trị viêm tủy răng không thể phục hồi: liên quan đến một trong hai điều trị tủy hoặc nhổ răng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm tủy răng?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này với các biện pháp sau đây:

  • Tránh ăn quá nóng hoặc quá lạnh;
  • Cải thiện vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn nhưng không lạm dụng nó để gây ra hiệu ứng ngược lại;
  • Chế độ ăn uống với mức carbonhydrate thích hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Tìm hiểu thêm:

Viêm lợi: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Những thông tin hữu ích về bệnh viêm chân răng có mủ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Legionnaires

(71)
Tìm hiểu chungLegionnaires là bệnh gì?Bệnh Legionnaires là một dạng nặng của bệnh viêm phổi – viêm phổi thường gây ra do nhiễm trùng. Bệnh Legionnaires gây ra do ... [xem thêm]

Viêm phế quản

(86)
Tìm hiểu chungBệnh viêm phế quản là gì?Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp dưới, liên quan đến tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản, từ ... [xem thêm]

Bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

(83)
Tìm hiểu chungBệnh hột xoài (u lympho sinh dục) là bệnh gì?Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những ... [xem thêm]

Block nhĩ thất cấp 2

(77)
Tìm hiểu chungBlock nhĩ thất cấp 2 là bệnh gì?Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn sự dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ xuống ... [xem thêm]

Răng khấp khểnh

(20)
Tìm hiểu chungRăng khấp khểnh là tình trạng gì?Răng của một số người mọc khấp khểnh, chồng chéo hoặc xoắn vào nhau có thể là do miệng của họ quá nhỏ ... [xem thêm]

Bệnh Meniere

(83)
Định nghĩaBệnh Meniere là gì?Meniere là một bệnh mãn tính khá phổ biến, ảnh hưởng đến tai trong. Bệnh này có thể chỉ ảnh hưởng ở một bên tai nhưng đôi ... [xem thêm]

Mãn dục nam giới

(56)
Tìm hiểu chungMãn dục nam giới là bệnh gì?Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam ... [xem thêm]

Bệnh về tình dục

(77)
Tìm hiểu chungBệnh về tình dục là gì?Bệnh về tình dục là các bệnh hoặc rối loạn liên quan đến tình dục, thường bao gồm:Bệnh lây truyền qua đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN