Sử dụng thuốc trong thai kỳ

(4.39) - 93 đánh giá

Biên dịch: Trần Hà Minh Trung, Trần Thị Thu

Hiệu đính: BS. Bùi Thị Phương Loan

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang dự định có thai và muốn có một em bé khỏe mạnh, việc tránh sử dụng thuốc trong khi mang thai là rất quan trọng. Những loại thuốc có hại lên sự phát triển thai nhi không chỉ là các loại thuốc không hợp pháp như cần sa, cocaine, và methamphetamine mà còn có các thuốc kê đơn thông thường, cùng với các chất kích thích như caffeine và rượu gây ảnh hưởng lâu dài đối với thai nhi.

Tại sao người phụ nữ mang thai được cảnh báo không nên sử dụng thuốc?

Có thể người mẹ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng lâu dài sau khi sử dụng thuốc nhưng ở thai nhi thì không phải lúc nào cũng vậy. Những bà mẹ thường xuyên sử dụng ma túy thường sinh ra những “em bé ma túy”. Những đứa trẻ này sẽ có một loạt các vấn đề phát triển bất thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc dù có hợp pháp hay không trong khi mang thai đều có tác động trực tiếp đến thai nhi. Nếu bạn hút thuốc, uống rượu, hoặc sử dụng caffein, thì thai nhi cũng vậy. Nếu bạn sử dụng cần sa, hoặc ma túy đá, thai nhi cũng sẽ chịu tác động của những loại thuốc nguy hiểm này. Và nếu bạn nghiện cocaine bạn không chỉ tự gây hại cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Hậu quả của việc sử dụng cocaine bao gồm đau tim, suy hô hấp, đột quỵ và co giật. Và những vấn đề này có thể nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

Sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc thai chết lưu. Việc tiếp xúc với các loại thuốc như cần sa và rượu ở thai nhi trước khi sinh đã được chứng minh là có thể gây ra các bất thường về hành vi ở thời thơ ấu. Những loại thuốc này cũng có thế ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung chú ý của trẻ. Ngoài ra, một số phát hiện cũng cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ sử dụng những chất gây nghiện khi mang thai có thể có những biến đổi trong cấu trúc não bộ kéo dài đến tuổi thiếu niên.

Mặc dù cocaine có tác động ngay lập tức đến mẹ, nhưng ảnh hưởng của nó đối với thai nhi có thể kéo dài suốt đời. Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ hút cocaine khi mang thai thường gọi là “những em bé không hoàn thiện” thường có những vấn đề về thể chất và tinh thần. Theo Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về lạm dụng ma túy, việc tiếp xúc với cocaine trong bụng mẹ có thể dẫn đến những thiếu sót khó phát hiện nhưng nghiêm trọng ở trẻ về sau. Những thiếu sót này thường xuất hiện trong việc nhận thức, xử lý thông tin và giảm chú ý ở trẻ. Đây là những điều rất quan trọng quyết định sự thành công của trẻ không chỉ ở trường học mà cả trong cuộc sống.

Những loại thuốc nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho thai nhi?

Hầu hết các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ đều có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Chẳng hạn, nếu mẹ sử dụng cocain trong thai kỳ thì con sẽ có xu hướng mắc tật đầu nhỏ và chỉ số IQ thấp. Đồng thời, những em bé này có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh về đường tiết niệu hoặc tim cao hơn. Cocain cũng là nguyên nhân gây đột quỵ đối với thai nhi, dẫn đến những tổn thương ở não hoặc tử vong.

Sử dụng cocain hoặc methamphetamine (còn được gọi là ma tuý đá) làm tăng nguy cơ sẩy thai sớm. Và những loại thuốc bất hợp pháp này nếu được sử dụng ở những tháng sau trong thai kỳ có thể gây chuyển dạ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ dễ bị kích thích và khó khăn trong ăn uống.

Thai phụ hút cần sa phải đối mặt với nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân cao hơn. Hút thuốc có thể gây chậm phát triển ở trẻ. Và sau sinh, những em bé có mẹ hút cần sa trong thai kỳ có thể mắc hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh với khóc quá nhiều và run rẩy.

Hút thuốc trong quá trình mang thai có ảnh hưởng như thế nào?

Hút thuốc lá là nguyên nhân của nhiều bệnh nặng và gây tử vong sớm trong cộng đồng. Thai phụ hút thuốc lá sẽ truyền nicotine và các hóa chất gây ung thư khác cho thai nhi đang phát triển. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, mẹ hút thuốc lá sớm trong quá trình mang thai có khả năng sinh ra con mắc các bệnh dị tật tim bẩm sinh, bao gồm thông liên thất, thông liên nhĩ (xuất hiện lỗ thông tại vách ngăn giữa buồng tim phải và trái). Điều đáng buồn là hầu hết các trẻ sơ sinh bị khuyết tật về tim thường chết trong năm đầu tiên. Những trẻ sống sót thường phải đối mặt với việc nằm viện kéo dài và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật với tàn tật suốt đời.

Có thể bạn quan tâm

Thai phụ hút thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến bánh nhau. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì nhau thai cung cấp nguồn dưỡng chất cho thai nhi trong bụng mẹ. Trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, sinh non và mắc phải tật hở hàm ếch. Thêm vào đó, hút thuốc khi mang thai và sau khi sinh là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Uống rượu khi mang thai có gây ra Hội chứng nghiện rượu bào thai hay không?

Hội chứng nghiện rượu bào thai (FAS) và Rối loạn thai nhi do rượu (FASD) đề cập đến một loạt các rối loạn do uống rượu trong khi mang thai gây nên. Hội chứng nghiện rượu bào thai (FAS) có thể gây ra các đặc điểm bất thường trên khuôn mặt, chậm tăng trưởng và các vấn đề về hệ thống thần kinh trung ương. Trẻ mắc hội chứng rượu bào thai cũng có thể bị thiểu năng trí tuệ, khả năng tập trung kém và các khuyết tật thể chất khác, bao gồm các vấn đề về nghe, nhìn.

Không có giới hạn “an toàn” cho uống rượu khi mang thai. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng dù uống ít cũng có ảnh hưởng lên thai nhi giống như những người uống nhiều.

Tại sao caffeine được coi là “chất kích thích” trong thai kì?

Caffein là một chất được sử dụng hợp pháp và có rất nhiều trong các loại thực phẩm như sôcôla và trong các một số đồ uống như cà phê và soda. Nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng caffeine vẫn là một chất kích thích và nên được hạn chế. Hướng dẫn của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) vẫn còn nhiều bàn cãi về caffein. Trong những năm đầu 1980, FDA đã công bố một nghiên cứu trên chuột rằng sử dụng caffein gây độc. Tuy nhiên, cảnh báo này đã được thay đổi một chút.
Phụ nữ mang thai nên điều chỉnh lượng caffeine sử dụng. Nếu dùng lượng lớn caffein có thể gây khó chịu và sinh con nhẹ cân.

Những thuốc được kê đơn có gây hại cho thai nhi hay không?

Câu trả lời là có. Cần theo dõi việc sử dụng thuốc kê đơn và thuốc không cần kê đơn nếu bạn đang mang thai. Tuy nhiên, vì việc thử nghiệm thuốc trên phụ nữ mang thai là không được phép, cho nên ảnh hưởng của nhiều loại thuốc trong thai kỳ chưa được biết rõ.

Các công ty dược phẩm được yêu cầu báo cáo bất kỳ vấn đề nào về thuốc cho FDA. Bạn và bác sĩ của bạn cũng có thể báo cáo các vấn đề với một loại thuốc nào đó cho FDA. FDA có các hướng dẫn cho các công ty dược phẩm để tuân theo việc dán nhãn thuốc về tác dụng của chúng đối với thai kỳ và sự phát triển thai nhi. Bằng cách đọc thông tin sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu thêm liệu rằng thuốc bạn sẽ sử dụng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào.

FDA yêu cầu các công ty dược phẩm tiến hành các nghiên cứu đặc biệt. Những người phụ nữ dùng một loại thuốc nhất định có thể đăng ký vào nghiên cứu. Sau khi sinh, em bé của họ được so sánh với em bé của những bà mẹ không dùng thuốc trong thai kỳ. Khi dữ liệu được so sánh, những nghiên cứu này có thể giúp các cơ quan giám sát tác dụng của thuốc sau khi chúng được cung cấp.

Một số phụ nữ buộc phải dùng thuốc trong khi mang thai. Họ có thể cần dùng thuốc để giảm đau hoặc cho các bệnh lý nghiêm trọng như hen, động kinh, tăng huyết áp hoặc trầm cảm. Nếu bạn lo lắng về việc sử dụng thuốc được kê đơn hoặc thuốc không kê đơn trong khi mang thai, hãy xin tư vấn của bác sĩ để nhận thêm thông tin về tính an toàn của thuốc.

Có bao nhiêu phụ nữ mang thai lạm dụng thuốc mỗi năm?

Theo Khảo sát ở Mỹ năm 2013 của Cơ quan Quản lý Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe Tâm thần về sử dụng thuốc và sức khỏe, 5,4% phụ nữ mang thai trong độ tuổi 18 – 44 đã sử dụng thức uống có cồn trong ba tháng đầu, 4,8% trong ba tháng giữa và 2,4% trong ba tháng cuối của thai kỳ. Tỷ lệ này cũng tương đương đối với cần sa và thuốc lá.

Có loại thuốc nào an toàn trong suốt thai kì không?

  • Có một vài loại thuốc kê đơn và không kê đơn được cho là “an toàn” trong thai kì, nhưng phần lớn thuốc thì không. Nếu bạn đang dùng thuốc thì đây là một vài lưu ý cho bạn:
  • Luôn luôn đọc nhãn thuốc. Trên nhãn thuốc sẽ cho biết liệu thuốc có an toàn cho phụ nữ mang thai không, còn nếu không chắc chắn thì hãy hỏi bác sĩ của bạn.
  • Một số thực phẩm chức năng tự nhiên như thảo dược, axit amin, khoáng chất, vitamin tổng hợp có thể được coi là tự nhiên nhưng không phải khi nào cũng an toàn. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kì các chế phẩm chưa được kiểm chứng hoặc các phương thuốc tự nhiên.
  • Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), không nên dùng aspirin và ibuprofen trong 3 tháng cuối của thai kỳ trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Và nếu bạn cảm thấy cần một trong hai loại thuốc này bất cứ lúc nào trong thai kì, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Những loại thuốc này có thể gây ra một số vấn đề cho thai nhi hoặc gây trở ngại khi chuyển dạ.
  • Tham khảo bác sĩ về các vitamin trước sinh an toàn cho mẹ và bé. Liều của Vitamin OTC (không kê đơn) có thể quá cao và không phù hợp với thai phụ.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/baby/drug-use-and-pregnancy#1

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm - BS. CKI. Bùi Thị Phương Loan
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

(21)
Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai Hiện chưa có bằng ... [xem thêm]

Tiền sản giật và Cao huyết áp thai kỳ

(88)
Huyết áp cao là gì? Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu mỗi khi tim co bóp (ép) để bơm máu qua cơ thể bạn (xem FAQ123 Điều trị Huyết ... [xem thêm]

Bài 5 – Những thắc mắc khi đi khám hiếm muộn

(50)
Đi khám bệnh (tim, gan, phổi…) thì thấy bình thường rồi. Bạn “hiên ngang” gọi xin sếp và thông báo với bạn bè đồng nghiệp mình đi khám bệnh. Vậy thì ... [xem thêm]

Tập thể dục giữ vóc dáng sau sinh

(48)
Lợi ích của việc tập thể dục sau khi sinh con là gì? Tập thể dục hàng ngày có thể giúp hồi phục sự dẻo dai của cơ bắp và tăng sức đề kháng của cơ ... [xem thêm]

Tầm soát ung thư vú: Chiến lược và các khuyến cáo

(39)
Tổng quan và khuyến cáo Sàng lọc là phương pháp tốt nhất đối với hầu hết bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư vú và giúp điều trị sớm, hiệu quả hơn ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

Phá thai

(58)
Hình 1: Hiện trạng phá thai. Phá thai là gì? Phá thai là một thủ thuật được sử dụng để chấm dứt thai kỳ. Hầu hết những thủ thuật này ... [xem thêm]

Bài 38 – Ăn gì có thể giúp ích cho việc có thai

(46)
Lối sống, chế độ ăn uống thật sự có liên quan đến khả năng sinh sản. Trước đây khi bệnh nhân hỏi câu này, mình cũng không đưa ra được loại thức ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN