Làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

(4.39) - 99 đánh giá

Chuyển dạ sinh non là chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Trẻ sinh quá sớm (sinh non) gặp nhiều vấn đề về sức khỏe lúc mới sinh, cũng như trong quá trình sống, hoặc cần phải nằm bệnh viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sinh non có thể giúp tránh khỏi việc sinh quá sớm. Nếu sản phụ có một trong những dấu hiệu chuyển dạ sinh non, thì nhanh chóng gọi bác sĩ là điều tốt nhất có thể làm. Có các phương pháp điều trị giúp ngừng chuyển dạ và kéo dài thai kỳ.

Những dấu hiệu của chuyển dạ sinh non là gì?

Những dấu hiệu chuyển dạ sinh non là:

  • Cơn co thắt ở bụng >= 1 cơn/10 phút
  • Thay đổi màu sắc dịch tiết âm đạo hoặc chảy máu âm đạo.
  • Cảm giác như thai nhi bị đẩy xuống hay gọi là tình trạng gia tăng áp lực vùng chậu.
  • Đau lưng âm ỉ, liên tục.
  • Đau bụng cảm giác như khi hành kinh.
  • Đau bụng có thể kèm tiêu chảy.

Nên làm gì khi sản phụ có những dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

Gọi ngay bác sĩ để tư vấn cho sản phụ:

  • Đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện.
  • Dừng các công việc đang làm, và nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.
  • Uống hai đến ba ly nước, hoặc nước trái cây (không uống cafe hay soda).

Nếu có những dấu hiệu xấu hơn, hoặc tiếp diễn thì gọi cho bác sĩ, hoặc đưa sản phụ đến bệnh viện. Nếu những dấu hiệu trên ngừng lại, hãy giúp sản phụ nghỉ ngơi thư giãn mỗi ngày.

Xem thêm bài Nếu có chuyển dạ sinh non thì có khả năng tiến triển đến sinh non không?

Có thể làm gì khác để giúp dự phòng chuyển dạ sinh non?

Không phải lúc nào cũng biết chính xác nguyên nhân gây chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm sản phụ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Một số điều có thể giúp sản phụ giảm nguy cơ chuyển dạ sinh non.

  • Bỏ thuốc lá, bia rượu và uống thuốc theo đơn
  • Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ
  • Ăn thức ăn đảm bảo sức khỏe và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
  • Điều trị bệnh hiện mắc như đái tháo đường, tăng huyết áp
  • Dự phòng nhiễm trùng, đảm bảo chủng ngừa các bệnh nhiễm trùng như cúm và ho gà. Xét nghiệm và điều trị nếu có nguy cơ mắc các bệnh truyền qua đường tình dục (STD) như herpes sinh dục, HIV
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai giữa 2 lần sinh để không mang thai lại quá sớm. Thời gian tốt nhất giữa 2 lần sinh ít nhất 18 tháng
  • Giảm stress bằng cách trò chuyện, chia sẻ, có người giúp đỡ công việc nhà và dành thời gian riêng cho chính mình. Nếu sản phụ lo lắng về công việc thì hãy trao đổi với sếp, nếu sản phụ cần hỗ trợ nhiều hơn thì hãy trao đổi với bác sĩ để được giúp đỡ
Xem thêm bài Điều trị sinh non của Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long và Ngô Đình Triệu Vỹ

Tài liệu tham khảo

http://www.marchofdimes.org/complications/preterm-labor-what-dads-can-do.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Võ Thị Lệ - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng tiền kinh nguyệt

(78)
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì? Nhiều phụ nữ cảm thấy có sự thay đổi về thể chất hoặc tâm lý trong những ngày trước khi hành kinh. Khi những ... [xem thêm]

10 điều cần làm nếu đang mong con

(44)
Sao chờ mãi mà không thấy có thai, không ai có thể tích cực đến mức “Thôi kệ!”. Bạn sẽ tự hỏi mình, ít nhất một trong những câu hỏi sau đây: Tại ... [xem thêm]

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

(10)
Bạn cần khám gì trước khi mang thai? Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai là điều tất nhiên nhưng chưa đủ. Để có được những em bé hoàn hảo, các bà ... [xem thêm]

Rối loạn di truyền

(39)
Gen là gì? Gen là một đơn vị vật chất di truyền nhỏ bé được gọi là DNA, điều khiển một số khía cạnh của cấu tạo vật chất con người hay một quá ... [xem thêm]

Bài 44 – Con gái tuổi teen của tôi có bầu

(72)
Chắc không bà mẹ nào muốn thốt lên câu này. Và thử nghĩ, một ngày nào đó, đứa con gái bé bỏng của bạn về nói câu “con có thai rồi”, bạn nghĩ mình ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc lá, rượu bia và ma túy ở phụ nữ mang thai

(96)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Bài 14 vs Bài 15 – Mấy điều nhỏ nhoi trong thai kỳ

(15)
Khi có thai làm việc được không? Khi có thai, riêng cá nhân mình khuyến khích bạn làm việc nếu công việc của bạn KHÔNG: khiêng vác nặng, leo trèo, đứng hoàn ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN