Bài 28 – Làm gì khi bị chấn thương trong thai kỳ

(4.25) - 82 đánh giá

Những loại chấn thương hay gặp

Bị đánh: do mâu thuẫn va chạm, và người “ra tay” đâu còn tâm sức để ý bạn có bầu hay không. Phụ nữ chân yếu tay mềm, thêm bé trong bụng, muốn chạy cũng khó khăn, vì vậy, tốt nhất nên bĩnh tĩnh, nhường nhịn cho an toàn.

Tai nạn xe: ở Việt Nam, tai nạn xe cộ nghe mỗi ngày, phóng nhanh vượt ẩu là chuyện nhan nhản, sợ nhất là những “anh hùng” uống bia rượu xong vẫn phóng xe như đang trên đường dành riêng cho mình. Năm 2016 cả nước có 21.500 vụ tai nạn giao thông (TNGT), 8.680 người tử vong và hơn 19.200 người bị thương. Những con số lạnh gáy này chắc cũng đủ làm mình run sợ và tự bảo vệ mình.

Bỏng: bỏng nặng khi mang thai có thể làm sanh non, thai chết lưu…nếu bỏng >50% cơ thể thì tử vong mẹ và thai lên đến gần 50%.

Ít gặp hơn: bị tấn công tình dục, bị tấn công bằng vũ khí…

Mẹ và thai nguy hiểm như thế nào khi gặp tai nạn?

Nếu bị đánh, va đập trực tiếp vùng bụng có thể làm nhau bong non, nặng nữa thì vỡ tử cung. Nếu TNGT nghiêm trọng gây gãy xương chậu, vỡ tử cung, mất máu nhiều, tổn thương thai nhi…

Xem thêm bài " An toàn khi sử dụng xe ô tô cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ của Bác sĩ Phạm Thanh Hoàng

Tôi phải làm gì khi chẳng may bị tai nạn?

ĐẾN NGAY BỆNH VIỆN GẦN NHẤT!

Nếu bạn thấy đau nhiều, ra huyết, ra nước âm đạo, bạn cần đến ngay bệnh viện gần nhất.

Rửa sạch các vết thương hở, chảy máu. Không đắp, rửa bằng bất kỳ loại lá, thuốc nào mà bạn không biết rõ cơ chế tác dụng.

Nếu va chạm nhẹ, bạn tỉnh táo, vẫn rất cần đến bệnh viện khám và kiểm tra. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm, mổ lấy thai cấp cứu hay bảo vệ tính mạng cho bạn.

Một số tổn thương không biểu hiện ngay mà cần có diễn tiến. Do đó, cần theo dõi các dấu hiệu: đau bụng, ra huyết, ra dịch âm đạo, cử động của bé mỗi 4 giờ sau chấn thương trong vòng vài ngày sau tai nạn. Dấu hiệu bụng gò cứng sau chấn thương là dấu hiệu nguy hiểm, bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Khi bị bỏng: không đắp, rửa bằng bất kỳ dung dịch gì ngoài nước sạch (nước mắm, dầu gió xanh thật sự không có tác dụng trị bỏng). Sau đó, đắp gạc sạch (nếu có) và đến bệnh viện.

Khi thai nhỏ, bạn cần nhấn mạnh “Tôi đang có thai” để nhân viên Y tế cho bạn tiếp cận với bác sĩ Sản khoa một cách nhanh nhất.

Trong mọi trường hợp, thành thật khuyên bạn tránh nơi đông người – vừa an toàn, vừa giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Kêu gọi giúp đỡ nếu bạn bị tấn công hay cảm thấy có dấu hiệu sắp bị tấn công. Quan trọng nhất, bĩnh tĩnh, đặt sự an toàn của bạn và thai nhi lên hàng đầu, hơn bất kỳ tài sản và sự đúng-sai nào khác trên đời.
Thương chúc bạn những ngày xuân bình an!

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1187875544642361

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 41- Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh

(38)
Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…. Câu này chắc nhiều bà Mẹ biết, vì đúng tâm trạng của Mẹ, mang thai chỉ có ngóng, ... [xem thêm]

Bài 58: Mất ngủ trong thai kỳ

(42)
Có mẹ nào đang bị mất ngủ khi mang thai hành hạ không? Chắc là mệt lắm, ban ngày căng thẳng, stress, lo đủ chuyện trời trăng mây nước, đêm nằm xuống chỉ ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

(77)
Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

Lựa chọn sinh thường hay sinh mổ

(36)
Lợi ích của sinh thường và sinh mổ? Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho em biết lợi ích của sinh thường và sinh mổ không ạ? Em gần tới ngày sinh rồi, em rất ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây thai chết lưu sớm

(13)
Thai chết lưu nguyên nhân vì sao? Bác sĩ cho em hỏi thai được hơn 2 tháng mà không có tim thai, dẫn tới thai bị chết lưu là nguyên nhân vì sao ạ? Trả lời Có ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

Bài 45 – Những điều cần biết khi em bé ngôi mông (em bé để ngược)

(76)
Em bé ngôi mông – hay ngôi ngược là gì? Vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi thường quay đầu xuống dưới, để khi mẹ chuyển dạ sanh, đầu em bé ra ... [xem thêm]

Sẩy thai liên tiếp

(85)
Thế nào là sẩy thai liên tiếp Sẩy thai liên tiếp được định nghĩa là khi bị sẩy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sẩy thai nên đi khám toàn diện. Tỉ lệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN