Bacitracin

(3.6) - 49 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của bacitracin là gì?

Bacitrcin được dùng để ngăn chặn những nhiễm trùng da nhẹ gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết trầy hay bỏng. Bacitracin ngăn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Đây là một thuốc kháng sinh.

Kháng sinh này chỉ ngăn chặn những nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc không dành để điều trị nhiễm trùng do virus hay nấm. Sử dụng thuốc không cần thiết hay quá liều thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Không dùng thuốc này cho một vùng da rộng trên cơ thể. Không dùng cho những trường hợp nhiễm trùng da nặng. Hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc cho những trường hợp bị thương nghiêm trọng (những vết thương hoặc vết thủng sâu, vết cắn động vật, bỏng nặng) Cách điều trị khác có thể cần thiết cho những trường hợp này. Thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Thuốc này chỉ dùng cho da. Nếu bạn tự điều trị, hãy thực hiện theo những hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn nên hỏi ngay bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên dùng bacitracin như thế nào?

Rửa tay sạch trước khi sử dụng thuốc. Làm sạch và lau khô vùng cần điều trị. Thoa một lượng nhỏ thuốc vừa đủ một lớp mỏng lên da, thường dùng 1 đến 3 lần một ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn dùng dạng xịt, lắc kĩ chai trước khi sử dụng. Bạn có thể quấn quanh vết thương bằng băng vô trùng. Rửa tay sau khi sử dụng.

Tránh để thuốc dính vào mắt, mũi hay miệng. Nếu điều này xảy ra, gạt thuốc đi và rửa sạch với nước.

Dùng thuốc đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn dễ nhớ, dùng thuốc tại cùng thời điểm mỗi ngày. Không dùng thuốc quá nhiều hay dùng thường xuyên hơn so với chỉ định. Tình trạng của bạn sẽ không cải thiện nhanh hơn và nguy cơ mắc các tác dụng phụ có thể tăng lên. Không dùng thuốc này lâu hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên bảo quản bacitracin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng bacitracin cho người lớn là gì?

Nhiễm trùng da

  • Thuốc bôi: thoa một lượng vừa phải lên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng từ 1 – 3 lần trong ngày.
  • Thuốc bột: dùng một lượng nhỏ cho vùng da bị ảnh hường từ 1 – 3 lần trong ngày.

Liều dùng bacitracin cho trẻ em là gì?

Không dùng thuốc cho trẻ em.

Bacitrin có những dạng và hàm lượng nào?

Bacitrin có nhựng dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc bôi;
  • Thuốc xịt;
  • Thuốc bột.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bacitracin?

Bacitracin thường không gây ra các tác dụng phụ. Nếu bạn có những dấu hiệu bất thường, liên hệ với bác sĩ hay dược sĩ ngay để được hướng dẫn.

Nếu bác sĩ chỉ định cho bạn dùng thuốc này, họ đã cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ khi dùng thuốc. Nhiều người dùng thuốc này thường không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Hiếm khi, dùng thuốc này trong thời gian kéo dài hoặc lặp lại dẫn đến gây ra những loại nhiễm trùng da khác (như nhiễm trùng do nấm hoặc các vi khuẩn khác). Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu bất thường của da hay tình trạng của bạn không dược cải thiện.

Phản ứng dị ứng nặng với thuốc này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, gọi cấp cứu ngay nếu bạn nhận ra những dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt dữ dội, khó thở.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng bacitracin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng bacitracin, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ hay dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bacitracin, kẽm, hoặc bất kỳ loại thuốc khác, hoặc với các thành phần của thuốc.
  • Báo với bác sĩ hay dược sĩ về những thuốc kê toa hoặc không kê toa bạn đang dùng, các loại vitamin, thực phẩm chức năng hay thảo dược. Bác sĩ có thể thay đổi liều của bạn hoặc xem xét những tác dụng phụ một cách cẩn thận.
  • Báo với bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hay đang cho con bú. Nếu bạn đang mang thai trong thời gian dùng bacitracin, gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Bacitracin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới bacitracin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến bacitracin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chlorzoxazone

(70)
Tác dụngTác dụng của chlorzoxazone là gì?Chlorzoxazone được sử dụng để điều trị co thắt cơ/đau cơ. Thuốc thường dùng kết hợp với việc nghỉ ngơi, vật ... [xem thêm]

Thuốc Aminosteril® 10%

(49)
Tên gốc: cho 500 ml: L-isoleucin 2,55 g, L-leucin 4,45 g, L-lysin HCl 3,5 g, L-methionin 1,9 g, L-phenylalanin 2,55 g, L-threonin 2,05 g, L-tryptophan 0,9 g, L-valin 2,4 g, L-arginin HCl 4,6 g, ... [xem thêm]

Choriogonadotropin alfa

(34)
Tác dụngTác dụng của choriogonadotropin alfa là gì?Thuốc này được dùng để điều trị các vấn đề liên quan tới khả năng sinh sản ở phụ nữ. Đây là ... [xem thêm]

Tiratricol

(39)
Tên gốc: tiratricolPhân nhóm: hormone tuyến giápTên biệt dược: Téatrois®, Triacana®Tác dụngTác dụng của thuốc tiratricol là gì?Tiratricol là một hợp chất hóa ... [xem thêm]

Thuốc Fasigyn®

(58)
Tên gốc: tinidazoleTên biệt dược: Fasigyn®Phân nhóm: thuốc diệt amibTác dụngTác dụng của thuốc Fasigyn® là gì?Thuốc Fasigyn® thường được dùng để điều ... [xem thêm]

Claritin-D®

(85)
Tên gốc: loratadin, pseudoephedrinePhân nhóm: thuốc kháng histamin và kháng dị ứngTên biệt dược: Claritin-D®Tác dụngTác dụng của thuốc Claritin-D® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Etomidate®-Lipuro

(12)
Tên gốc: etomidateTên biệt dược: Etomidate®-LipuroPhân nhóm: thuốc gây mê−gây têTác dụngTác dụng của thuốc Etomidate®-Lipuro là gì?Thuốc Etomidate®-Lipuro ... [xem thêm]

Thuốc Keflor®

(86)
Tên gốc: cefaclorTên biệt dược: Keflor®Phân loại: thuốc kháng sinh CephalosporinTác dụngTác dụng của thuốc Keflor® là gì?Thuốc Keflor® có tác dụng điều trị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN