Ăn gì để bổ sung kẽm giúp tinh binh cường tráng?

(4.06) - 15 đánh giá

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cơ bản mà cơ thể sử dụng trong mọi hoạt động. Đây là một chất giúp bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho cơ thể của bạn. Kẽm rất cần thiết và có thể được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể chúng ta. Bổ sung kẽm giúp tinh binh cường tráng

Tại sao kẽm lại quan trọng với sức khỏe sinh sản nam giới?

Kẽm giúp tăng cường chức năng miễn dịch, chuyển đổi enzyme, chuyển hóa tế bào và phân giải các protein trong cơ thể. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam giới.

Kẽm bảo vệ tinh trùng khỏi vi khuẩn. Do có tính chống oxy hóa, kẽm cũng có thể bảo vệ tinh trùng khỏi các gốc tự do – đây là các hợp chất gây tổn hại đến tế bào. Kẽm cũng ảnh hưởng đến số lượng và sự khỏe mạnh của tinh trùng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nam giới có nồng độ kẽm cao hơn, dù họ có hoặc không hút thuốc, đều có lượng tinh trùng khỏe mạnh hơn so với những người có ít kẽm hơn.

Kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới như thế nào?

Kẽm không chỉ có vai trò quan trọng đối với sinh lý nội tiết của phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến sinh lực của nam giới, thậm chí còn quan trọng hơn rất nhiều. Tăng nồng độ kẽm ở nam giới bị vô sinh có thể giúp tăng số lượng tinh trùng; cải thiện hình thức, chức năng cũng như chất lượng của tinh trùng ở nam giới và giảm nguy cơ vô sinh.

Nếu hệ sinh dục của phái mạnh không được bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết, các rối loạn sau có thể xuất hiện như:

  • Tinh trùng không trưởng thành: kẽm rất cần thiết trong việc tạo ra các màng ngoài và đuôi của tinh trùng. Nếu không có kẽm, tinh trùng không thể trưởng thành để có thể di chuyển và đủ khỏe mạnh để thực hiện cuộc hành trình dài qua âm đạo, cổ tử cung và vào tử cung để thụ tinh.
  • Đột biến nhiễm sắc thể: nồng độ kẽm thấp cũng có thể là lý do gây ra khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể của tinh trùng, từ đó có thể tăng nguy cơ sẩy thai ngay cả khi trứng đã được thụ tinh và đã bám vào tử cung.

Thực phẩm nào bổ sung kẽm giúp tinh binh cường tráng?

Hãy đảm bảo bổ sung đủ các thực phẩm giàu kẽm hàng tuần. Bạn nên ăn các nguồn thức ăn chứa kẽm ở dạng tươi sống bởi vì khi nấu ăn, hàm lượng kẽm sẽ bị giảm đi ít nhất 50%. Những thực phẩm giàu kẽm có thể bao gồm:

  • Gan bê;
  • Hàu;
  • Thịt bò;
  • Cừu non;
  • Thịt nai;
  • Hạt vừng;
  • Hạt bí ngô;
  • Sữa chua;
  • Gà tây;
  • Đậu xanh;
  • Tôm.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hoặc thuốc bổ sung kẽm cần thiết để cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn chuyên nghiệp

(61)
Nếu bạn mới xuất hiện sẹo rỗ thì có thể áp dụng một số cách trị sẹo rỗ tại nhà để khắc phục từ từ. Tuy nhiên, những biện pháp này có hiệu quả ... [xem thêm]

7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn

(98)
Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến… Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất ... [xem thêm]

13 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn dưa lưới

(82)
Dưa lưới giờ đây đã trở thành loại trái cây được nhiều người tin dùng vì không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng. Vậy những lợi ích của dưa lưới mang lại ... [xem thêm]

Ổn định đường huyết bằng các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường

(34)
Khi Tây y chưa ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng tiểu đường hiệu quả thì cách điều trị kết hợp thêm các cây thuốc nam trở thành xu thế ... [xem thêm]

Không chỉ xảy ra ở mẹ bầu, trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng Pica

(60)
Trẻ nhỏ rất tò mò, nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên ăn những thứ không ăn được như ... [xem thêm]

Kiểm soát chứng rối loạn lưỡng cực: Chỉ cần bạn cố gắng!

(67)
Chứng rối loạn lưỡng cực liên quan đến những thay đổi ở tâm trạng, năng lượng và cường độ hoạt động của người bệnh. Sử dụng thuốc có thể giúp ... [xem thêm]

3 loại thuốc điều trị huyết áp thấp bạn nên cẩn trọng khi dùng

(69)
Nếu huyết áp đã giảm xuống trầm trọng thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống thuốc điều trị huyết áp thấp để tăng huyết áp trở lại. Bạn nên trang bị ... [xem thêm]

Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 2)

(96)
Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN