Khi Tây y chưa ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng tiểu đường hiệu quả thì cách điều trị kết hợp thêm các cây thuốc nam trở thành xu thế tất yếu. Các nhà khoa học còn nhận định cách chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian có khả năng khống chế bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.
Sự dịch chuyển của nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 (loại bệnh tiểu đường chủ yếu) trong những năm gần đây đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu nhiều hơn về công dụng chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian.
Nếu như trước kia, mục tiêu phục hồi chức năng tuyến tụy cần đặt lên hàng đầu thì hiện nay kháng insulin lại là vấn đề khó giải quyết một sớm một chiều. Để có bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả, bạn cần phối hợp nhiều thảo mộc nhằm tăng khả năng kiểm soát toàn bộ chu trình chuyển hóa đường và đặc biệt là giảm kháng insulin.
Các bài thuốc chữa tiểu đường theo dân gian
Trước kia, kinh nghiệm dân gian được ứng dụng triệt để trong việc phối hợp các loại cây cỏ chữa tiểu đường. Thế nhưng khi y học hiện đại phát triển, các nghiên cứu đã làm sáng tỏ vai trò của từng thảo mộc trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Dựa theo công dụng chính, việc chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian được xếp vào 3 phân nhóm chính:
1. Nhóm tăng cường chức năng tuyến tụy
Lá Neem dùng hiệu quả cho người mới mắc tiểu đường
Các quốc gia như Ấn Độ từ lâu đã dùng lá Neem để hạ đường huyết cho người tiểu tuýp 2. Nhiều nghiên cứu tại Ấn Độ cùng đưa ra các bằng chứng cho thấy lá Neem có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, đồng thời giúp tái tạo các tế bào beta đã bị tổn thương. Ngoài ra, lá Neem còn giúp làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, cải thiện khả năng lưu thông máu, giúp phòng ngừa các biến chứng mạch máu ở người tiểu đường tuýp 2.
Cách dùng: Bạn dùng khoảng 20 lá Neem đun cùng với nửa lít nước tới khi lá bắt đầu mềm và nước chuyển sang màu xanh đậm. Bạn không nên lọc nước vì có thể làm mất đi một lượng chất xơ có trong nước, nên uống vào buổi sáng sớm khi bụng đói.
Dây thìa canh kích thích tụy sản xuất insulin
Acid gymnemic là một hoạt chất được tìm thấy trong dây thìa canh có vai trò kích thích tuyến tụy sản xuất insulin và làm tăng hoạt tính của insulin trong máu. Ngoài ra, các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy khả năng ức chế hấp thu đường sau khi ăn, giảm sinh đường tại gan, tăng cường sử dụng đường trong các mô cơ khi sử dụng dây thìa canh thường xuyên.
Cách dùng: Bạn lấy 50g dây thìa canh khô cho vào 1,5l nước nóng đun trong 15 phút. Khi đã đun xong, bạn hãy chia lượng nước ra uống 3 lần trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn những cơ sở uy tín để mua dây thìa canh khô hoặc hãy sử dụng dây thìa canh tự trồng. Bởi một số cơ sở không rõ nguồn gốc có thể sấy khô thìa canh bằng lưu huỳnh nên có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc cho bạn.
2. Nhóm có khả năng làm giảm kháng insulin
Lá Xoài có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả
Lá Xoài – loại lá quen thuộc có các công dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ khả năng giảm kháng insulin. Vì vậy, nhiều người đã chọn giải pháp giảm đường huyết từ tinh chất lá Xoài và ngừa biến chứng đặc biệt hiệu quả với người mới mắc tiểu đường tuýp 2.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất 3 beta – taraxenol trong lá Xoài giúp giảm rối loạn dung nạp glucose lúc đói và tăng khả năng chuyển hóa đường từ máu vào tế bào. Qua đó, lá Xoài là loại lá chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian hiệu quả.
Cách dùng: Bạn hãy hái 3 – 5 lá Xoài, rửa sạch rồi ngâm trong nước sôi. Bạn có thể để qua đêm rồi uống vào sáng hôm sau.
Mướp đắng là thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Mướp đắng từ lâu đã được biết đến với khả năng hạ đường huyết nhanh, đồng thời giúp làm giảm mỡ máu và kiểm soát huyết áp ở người tiểu đường. Một số hoạt chất trong Mướp đắng cho hiệu quả giúp giảm kháng insulin, tăng hoạt tính của insulin trong máu.
Cách dùng: Mướp đắng có thể làm thành rất nhiều món ngon như Mướp đắng xào thịt, xào trứng, nhồi thịt, nấu canh… Nếu không muốn nấu ăn, bạn có thể ép Mướp đắng rồi thêm một ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh để làm nước uống trước khi ăn sáng.
Quế chi giúp hạ đường huyết hiệu quả
Quế chi làm tăng hoạt tính của insulin, từ đó tăng chuyển hóa đường thành năng lượng và giảm đường huyết. Ngoài ra, các hoạt chất trong Quế chi còn có tác động khá giống insulin nên sẽ giúp hạ đường huyết rất tốt. Ngoài hạ đường huyết, Quế chi còn làm giảm tình trạng mệt mỏi, đau nhức ở người tiểu đường.
Cách dùng: Khi nấu ăn, bạn có thể bỏ một lượng nhỏ bột Quế chi vào món ăn. Nếu không dùng trong nấu ăn, bạn có thể uống trà quế mỗi ngày 1 lần.
Bạn muốn sống khỏe mạnh?
3. Nhóm ngăn chặn biến chứng tiểu đường
Hoàng bá có tác dụng ngăn ngừa biến chứng xơ vữa mạch
Lượng berberin cao trong Hoàng bá có khả năng giúp bạn giảm đường huyết hiệu quả. Tác dụng này là do berberin tăng hấp thu glucose của cơ, mỡ và giảm chuyển đổi glycogen thành glucose trong gan. Berberin cũng có tác dụng chống viêm, giảm mỡ máu, ngăn chặn biến chứng xơ vữa mạch rất hiệu quả ở người tiểu đường tuýp 2.
Cách dùng: Bạn không nên tự ý sử dụng Hoàng bá bởi nếu dùng không đúng liều lượng có thể phản tác dụng, gây hạ đường huyết và một số rủi ro khác. Thay vào đó, bạn nên sử dụng thảo dược này trong một số toa thuốc Đông y được kê cho riêng bạn hoặc một số sản phẩm hỗ trợ cho người tiểu đường có chứa dược liệu này.
Mạch môn giúp ngăn chặn biến chứng thận
Mạch môn là một trong số ít các thảo dược tốt cho người tiểu đường nhờ khả năng hạ đường huyết hiệu quả. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy Mạch môn giúp làm chậm tốc độ xơ hóa thận, giảm albumin niệu, nhờ đó giảm nguy cơ suy thận.
Tương tự như Hoàng bá, bạn chỉ nên sử dụng Mạch môn trong các sản phẩm hỗ trợ dành cho người tiểu đường hoặc trong toa thuốc được kê toa riêng từ các bác sĩ Đông y.
Ngoài những cây cỏ dân gian kể trên thì tùy thuộc vào từng vùng miền lại có nhiều bài thuốc dân gian khác nhau như nước đỗ đen, lá cây dứa gai, lô hội, cây lược vàng, lá bằng lăng…
Dùng thuốc dân gian chữa tiểu đường thế nào?
Các cách chữa tiểu đường bằng thuốc dân gian có thể đơn giản vì được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn độc các loại thảo dược sẽ khó mang lại tác động lên chu trình chuyển hóa đường để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Mặt khác, nhiều người sử dụng theo cách thủ công như đun sắc sẽ không tận dụng được hết các tinh chất quý trong dược liệu cũng như khó đảm bảo chính xác về liều lượng.
Ths.Bs Hoàng Kháng Toàn từ Bệnh viện 108 cho biết: “Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, các bài thuốc dùng thảo dược để trị bệnh cần thiết phải có mặt của quân, thần, tá, sứ để tương hỗ nhau nhằm đạt mục đích điều trị tốt nhất. Việc kết hợp nhiều loại thảo dược như lá Xoài với lá Neem hay Hoàng bá, Quế chi với Mướp đắng sẽ giúp tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường”.