Không chỉ xảy ra ở mẹ bầu, trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng Pica

(3.8) - 60 đánh giá

Trẻ nhỏ rất tò mò, nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên ăn những thứ không ăn được như cát, phấn… trẻ có thể mắc hội chứng Pica, một rối loạn về ăn uống. Hội chứng Pica có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, phát hiện sớm và ngăn ngừa hội chứng Pica ở trẻ nhỏ rất cần thiết.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm ăn những vật lạ như đất, cát, phấn, tro… Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu mắc phải hội chứng Pica. Trẻ em cũng có khả năng mắc hội chứng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng Pica ở trẻ nhỏ. Thông thường, hội chứng Pica có liên quan đến việc thiếu hụt khoáng chất và vitamin cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Hội chứng Pica ở trẻ nhỏ

Hội chứng Pica là một rối loạn ăn uống đặc trưng bởi tình trạng trẻ thường xuyên ăn các đồ vật không phải thức ăn như bụi bẩn, cát, giấy, sơn, phấn, tóc, gỗ… Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa và chậm phát triển. Nếu kéo dài lâu, hội chứng này có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ.

Với những trẻ mắc hội chứng Pica, trẻ sẽ vượt ra khỏi sự tò mò thông thường. Nếu trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, bắt đầu có khuynh hướng thường xuyên thèm và đòi ăn các món không phải thức ăn kéo dài từ 1 tháng trở lên, bạn nên nghĩ đến hội chứng này.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Pica ở trẻ nhỏ

Trẻ mắc phải hội chứng Pica có thể là do:

  • Thiếu hụt các khoáng chất như kẽm hoặc sắt (bệnh giun móc hoặc bệnh Celiac cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này)
  • Gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và tâm thần phân liệt
  • Tổn thương trong não
  • Trẻ bị cha mẹ bỏ bê, do đó muốn tìm kiếm sự chú ý.

Triệu chứng của hội chứng Pica ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số triệu chứng của hội chứng Pica mà bạn có thể thấy ở trẻ:

  • Trẻ lặp đi lặp lại việc ăn những đồ vật không phải thức ăn
  • Hành vi này kéo dài trong khoảng thời gian từ một tháng trở lên.

Hội chứng Pica ở trẻ nhỏ được chẩn đoán như thế nào?

Không có xét nghiệm cụ thể nào được dùng để chẩn đoán tình trạng này. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào một số yếu tố liên quan đến tiền sử bệnh cũng như các thói quen của trẻ. Do đó, bạn cần nói thật về những đồ vật không phải thức ăn mà trẻ đang ăn cũng như thời gian mà trẻ bắt đầu có hành vi này. Nếu thói quen này tồn tại hơn một tháng, trẻ có thể đã mắc phải hội chứng Pica.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn cho trẻ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ sắt và kẽm. Thiếu sắt có thể dẫn đến hội chứng Pica. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Biến chứng hội chứng Pica ở trẻ nhỏ

Rối loạn Pica có thể gây hại cho trẻ và dẫn đến nhiều biến chứng như:

  • Nhiễm độc chì dẫn đến mất cân bằng trong cơ thể (dẫn đến dị tật thận, tim mạch và thần kinh)
  • Các biến chứng liên quan đến tiêu hóa (táo bón, nhiễm ký sinh trùng)
  • Thiếu hụt dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu sắt và kẽm). Thậm chí, ăn bụi bẩn và cát với phân động vật có thể gây tử vong
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng bị mẻ, thậm chí ảnh hưởng đến xương hàm.

Điều trị hội chứng Pica ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ mắc phải hội chứng Pica là do sự mất cân bằng chất dinh dưỡng, các bác sĩ cho trẻ uống thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin. Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị khác như:

  • Trị liệu, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai nếu hội chứng Pica là do các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
  • Bỏ bê trẻ cũng là một nguyên nhân gây ra hội chứng này. Do đó, bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện với trẻ nhiều hơn.
  • Đặt những đồ vật không phải thức ăn mà bé muốn ăn vào trong tủ có khóa hoặc để ngoài tầm với của trẻ.
  • Tránh những hành động tiêu cực như phạt trẻ khi trẻ muốn ăn những đồ vật không phải thức ăn.

Phòng ngừa hội chứng Pica ở trẻ nhỏ

Hiện vẫn chưa có cách cụ thể nào giúp ngăn ngừa hội chứng Pica. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm một số điều sau để hạn chế và phát hiện kịp thời tình trạng này:

  • Tìm hiểu về các thói quen ăn uống lành mạnh khác và những rối loạn ăn uống thường gặp
  • Chú ý đến chế độ ăn của trẻ, đảm bảo trẻ có một chế độ ăn khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng
  • Thường xuyên nói chuyện với trẻ
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để biết trẻ có đang mắc bệnh gì hay không
  • Khuyến khích trẻ ăn những món vặt tốt cho sức khỏe và không được ăn những thứ không phải thức ăn
  • Chú ý đến tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ. Nếu không chú ý điều này, trẻ có thể phát triển hội chứng Pica
  • Hãy giải thích những tác hại của việc ăn những loại không phải thức ăn với trẻ.

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ khám?

Bạn phải đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay khi nghi ngờ con mắc phải hội chứng Pica. Hội chứng này có thể gây ra các vấn đề nha khoa, nhiễm trùng, các vấn đề tiêu hóa và nhiễm độc.

Một số trẻ có thể thoát khỏi triệu chứng này một cách dễ dàng trong khi một số khác phải nhờ đến sự trợ giúp của các phương pháp y khoa để giảm bớt tình trạng này. Trong quá trình điều trị, bạn cần kiên nhẫn và nên động viên trẻ liên tục để điều trị có hiệu quả.

Hãy luôn bên trẻ và để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bạn. Điều này sẽ giúp trẻ vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 câu hỏi thường gặp khi cho trẻ uống thuốc

(54)
Cho dù đang cho con uống thuốc do bác sĩ kê hay không, hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc chưa được giải đáp.“Tôi nên cho bé uống bao nhiêu liều? Con tôi có ... [xem thêm]

Rối loạn chuyển dạng (Rối loạn dạng cơ thể)

(15)
Tìm hiểu chungRối loạn chuyển dạng (rối loạn dạng cơ thể) là bệnh gì?Rối loạn chuyển dạng (hay còn gọi là rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn ... [xem thêm]

3 loại thức uống khiến hơi thở của bạn có mùi

(41)
Giao tiếp là một hoạt động tất yếu luôn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng hãy tưởng tượng khi bạn bị hôi miệng, hoạt động giao tiếp ... [xem thêm]

4 mẹo siêu dễ tập cho bé ăn ngủ đúng giờ ngay từ lúc mới sinh

(81)
Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, có một thời gian biểu cụ thể đối với việc đi ngủ, ăn uống và các hoạt động khác có thể làm cho cuộc sống ... [xem thêm]

Thay đổi sợi bọc tuyến vú

(76)
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một tổn thương lành tính (không phải ung thư) ở vú, xảy ra phổ biến ở phụ nữ còn kinh. Trước đây, tình trạng này còn ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách tránh né

(43)
Rối loạn nhân cách tránh né là một trong những dạng rối loạn nhân cách. Người mắc bệnh có thể phục hồi gần như hoàn toàn nếu tìm được phương pháp ... [xem thêm]

3 công thức làm mặt nạ tóc hiệu quả từ quả bơ

(99)
Hầu hết chúng ta đều biết quả bơ là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, quả bơ còn mang lại điều thần kì cho mái tóc của bạn đấy.Khi nói ... [xem thêm]

Tự tách ly khỏi thế giới với chứng sợ đám đông

(40)
Chứng sợ đám đông là một tình trạng tâm lý xảy ra ở nhiều người khiến họ tách biệt với thế giới. Vì đâu gây ra tình trạng này? Làm thế nào để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN