5 phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn chuyên nghiệp

(3.64) - 61 đánh giá

Nếu bạn mới xuất hiện sẹo rỗ thì có thể áp dụng một số cách trị sẹo rỗ tại nhà để khắc phục từ từ. Tuy nhiên, những biện pháp này có hiệu quả chậm và cần phải kiên trì thực hiện. Đối với tình trạng sẹo rỗ nặng như sẹo rỗ đáy nhọn, bạn cần phải nhờ đến các phương pháp điều trị chuyên nghiệp.

Sẹo rỗ đáy nhọn là gì?

Sẹo rỗ đáy nhọn là những vết sẹo sâu hình chữ V, rộng không quá 2mm. Hình dáng sẹo rỗ tựa như bị một vật nhọn đâm vào da, tạo thành vết lõm trên bề mặt da. Sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, khiến nhiều người tự ti và gặp trở ngại trong giao tiếp.

Nguyên nhân gây sẹo rỗ đáy nhọn

Khoảng 95% trường hợp bị mụn trứng cá có khả năng bị sẹo rỗ. Sẹo rỗ đáy nhọn thường hình thành do bị mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng nặng. Các nang mụn bị phá vỡ thường xuyên do mắc phải những sai lầm khi nặn mụn sẽ gây nhiễm trùng lỗ chân lông, dẫn đến phá hủy tế bào da và cấu trúc da.

Điều trị mụn chậm trễ và chăm sóc da sau mụn không đúng cách cũng làm tăng tỷ lệ hình thành sẹo rỗ hơn bình thường. Cơ thể chữa lành tổn thương bằng cách tự sản sinh collagen và elastin. Lúc này, nếu cơ thể thiếu collagen sẽ gây ra sẹo rỗ đáy nhọn.

Ngoài ra, cơ địa hoặc yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây sẹo rỗ đáy nhọn.

Phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn chuyên nghiệp

1. Phương pháp ghép da

Theo The Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology, ghép da là phương pháp điều trị tốt nhất cho sẹo rỗ đáy nhọn. Phương pháp điều trị này gồm hai bước là loại bỏ vết sẹo và ghép da thay thế (các bác sĩ thường dùng da sau tai của bệnh nhân). Sau khi ghép da xong, vết thương sẽ được khâu lại bằng chỉ khâu, steri-strips (băng dính thay thế chỉ khâu) hoặc keo dán lành vết thương.

Khi thực hiện phương pháp ghép da, bạn không cần phải nằm viện theo dõi mà có thể xuất viện về nhà ngay sau khi điều trị xong. Nhược điểm của phương pháp ghép da là chỉ có hiệu quả tốt với các vết sẹo đang hoạt động. Nếu bạn bị sẹo rỗ đáy nhọn lâu năm thì nên nhờ bác sĩ tư vấn một phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả hơn nhé.

2. Điều trị sẹo rỗ đáy nhọn bằng TCA

TCA là một trong các phương pháp điều trị sẹo rỗ bằng cách sử dụng trichloroacetic acid (TCA) để tái tạo da mới, phương pháp này còn được gọi là phương pháp thay da hóa học.

Khi các bác sĩ thực hiện TCA, lớp biểu bì ngoài cùng sẽ bị tróc ra, da chết và những tạp chất bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông cũng bị đẩy ra ngoài. Các tế bào da mới sẽ hình thành, collagen và elastine bên trong da cũng tăng lên. Từ đó, vết sẹo rỗ sẽ được cải thiện rõ rệt, tông da vùng bị sẹo cũng trông tự nhiên hơn. Đây còn là một phương pháp trẻ hóa da giúp da bạn săn chắc và mịn màng hơn.

Phương pháp TCA có thể gây đỏ và cảm giác bỏng rát nhẹ tạm thời nên hiếm có trường hợp cần gây mê khi điều trị. Trước khi tiến hành điều trị, nữ giới không nên trang điểm và phải rửa mặt thật sạch. Đối với nam giới, bạn nên cạo râu trước đó vài tiếng đồng hồ.

Lưu ý: Bạn không nên tự lột, gỡ da đang tróc để tránh gây chảy máu, tổn thương da. Bạn cũng cần tránh phơi vùng da đang điều trị dưới ánh nắng mặt trời và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc da tại nhà.

3. Phương pháp lăn kim siêu vi điểm RF

Phương pháp lăn kim siêu vi điểm RF còn được gọi là công nghệ sóng vô tuyến RF (Radiofrequency). Sóng điện từ RF có nhiệt độ từ 52 – 55ºC thâm nhập sâu vào lớp hạ bì sẽ kích thích sản sinh và tái tạo hệ thống collagen bị hư tổn.

Quá trình này sẽ nâng đỡ cấu trúc da mới, làm lành tổ chức tế bào da, từ đó “lấp đầy” sẹo rỗ đáy nhọn, giúp làn da trở nên mịn màng hơn. Phương pháp lăn kim siêu vi điểm RF là một trong các phương pháp trị sẹo rỗ khá an toàn và giúp giảm nguy cơ tăng sắc tố da sau điều trị.

4. Điều trị sẹo lõm bằng phương pháp siêu mài mòn da

Phương pháp siêu mài mòn da (microdermabrasion) là một kỹ thuật điều trị sẹo rỗ đáy nhọn bằng cách tái tạo bề mặt da, chuyên được áp dụng trong ngành thẩm mỹ. Có hai phương pháp siêu mài mòn là siêu mài mòn da bằng tinh thể thạch anh và siêu mài mòn da bằng mũi kim cương.

  • Siêu mài mòn da bằng tinh thể thạch anh: Ở phương pháp này, bác sĩ da liễu sẽ phóng các tinh thể thạch anh lên da bạn để ma sát và đánh bóng da nhẹ nhàng, sau đó làm sạch phần da chết và tinh thể trên bề mặt da, cải thiện bề mặt da bằng phẳng hơn.
  • Siêu mài mòn da bằng mũi kim cương: Phương pháp siêu mài mòn da bằng mũi kim cương cũng được thực hiện tương tự như phương pháp siêu mài mòn da bằng tinh thể thạch anh. Tuy nhiên, phương pháp này an toàn hơn đối với các trường hợp điều trị gần khu vực mắt và vùng da nhạy cảm.

5. Điều trị sẹo rỗ đáy nhọn bằng tia laser

Cách sử dụng laser để điều trị sẹo rỗ đáy nhọn là phương pháp đạt hiệu quả cao và thường được các bác sĩ da liễu khuyên lựa chọn. Laser dùng để tái tạo bề mặt da gồm hai loại là laser bóc tách và laser không bóc tách.

Laser bóc tách

Đây là phương pháp sử dụng những tia laser nhỏ để loại bỏ một lớp mỏng ngoài cùng trên da để khởi động quá trình làm lành. Một số tia laser bóc tách phổ biến là Erbium hoặc CO2.

Phương pháp laser bóc tách có thể dẫn đến một số rủi ro là đỏ, sưng hoặc nhiễm trùng dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá, làm thay đổi màu da, hình thành sẹo.

Laser không bóc tách

Phương pháp này tác động đến lớp da sâu hơn bên trong và phá vỡ mạch máu bên dưới, từ đó da sẽ tự bóc ra như một quá trình lột da tự nhiên. Những phương pháp điều trị không bóc tách phổ biến gồm công nghệ IPL (Intense Pulsed Light), các tia laser hữu hình và tia laser hồng ngoại.

Phương pháp laser không bóc tách ít rủi ro hơn laser bóc tách bởi do không gây ra vết thương hở. Tuy nhiên, người thực hiện có thể gặp một số nguy cơ như nhiễm trùng, đổi màu da, đỏ nhẹ hoặc sưng tấy, nổi mụn nước hoặc sẹo.

Mỗi phương pháp điều trị sẹo rỗ đáy nhọn đều có những công nghệ thẩm mỹ riêng mà bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện để phòng tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Hãy cân nhắc lựa chọn các trung tâm thẩm mỹ uy tín để bạn có thể an tâm hơn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiểu về điều trị loét dạ dày

(67)
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị loét dạ dày, bạn cũng có thể áp dụng một số thói quen sống lành mạnh cũng như xây dựng chế độ ăn uống dinh ... [xem thêm]

Không còn nỗi lo đau lưng, đau cổ với thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng ATM2

(28)
Với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh-cột sống, chứng đau lưng hay đau vai là điều rất thường gặp phải. Thay vì dùng thuốc hay giải pháp ... [xem thêm]

Bổ sung DHA cho bà bầu: Việc làm cần thiết nên thực hiện

(82)
Bổ sung DHA cho bà bầu không những đem đến tác dụng tốt cho thai nhi trong bụng mà còn giúp bạn phòng ngừa được một số nguy cơ nhất định.DHA (axit ... [xem thêm]

Ai giúp tôi trị bệnh tiểu đường?

(47)
Bạn có biết bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp ... [xem thêm]

Hiểu về huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng và đột quỵ

(31)
Giống như mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta, não có một hệ thống tĩnh mạch chứa máu không mang oxi được vận chuyển về phổi, nơi nó được cung cấp oxi. Hệ ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

(53)
Tìm hiểu chungDị dạng động mạch vành là gì?Dị dạng động mạch vành là một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều động mạch vành của tim. Khuyết tật này ... [xem thêm]

Tránh xa 10 thực phẩm giàu calo này nếu muốn giảm cân thành công!

(21)
Những thực phẩm giàu calo chính là thủ phạm khiến bạn tăng cân vù vù dù đã cố tình ăn rất ít. Nếu muốn giảm cân thành công, bạn cần chú ý kỹ hơn vào ... [xem thêm]

Khả năng cho con bú có bị ảnh hưởng sau phẫu thuật vú không?

(41)
Nhiều người nghĩ rằng khả năng cho con bú của phụ nữ có thể bị mất hoàn toàn sau khi tiến hành phẫu thuật vú. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà khả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN