9 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ không phải lúc nào cũng đúng

(4.26) - 89 đánh giá

Có một số nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ dù nghe có vẻ rất quen thuộc nhưng thực tế, bạn hoàn toàn có thể làm “ngược lại” mà không gây ra bất cứ tác hại nào.

Là cha mẹ, ai cũng mong con hay ăn, chóng lớn và khỏe mạnh. Xuất phát từ điều đó, nhiều bậc phụ huynh đã tuân thủ tối đa tất cả các lời khuyên, nguyên tắc chăm sóc sức khỏe mà mọi người hay cho là đúng như tắm cho bé mỗi ngày, đánh răng sau mỗi bữa và cho bé uống bổ sung vitamin. Thế nhưng, những điều này có thật sự cần thiết? Hãy cùng xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Chúng tôi nhé.

1. Trẻ nhỏ cần ngủ trưa mỗi ngày

Sự thật là theo các chuyên gia, thỉnh thoảng, trẻ nhỏ không ngủ trưa là điều khá bình thường. Thậm chí, một số bé còn trải qua giai đoạn “chống đối” việc ngủ trưa, trong khi một số bé khác lại bỏ hẳn thói quen này khi được 3 – 4 tuổi.

Tuy nhiên, nếu không ngủ trưa, trẻ có thể cảm thấy quá mệt và khó ngủ vào ban đêm. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen này cho trẻ, nếu trẻ không muốn, bạn không nhất thiết phải ép buộc mà hãy dành cho trẻ một khoảng thời gian yên tĩnh để thư giãn. Ngoài ra, nếu trẻ không ngủ trưa, buổi tối, hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn từ 30 đến 60 phút so với giờ ngủ thông thường.

2. Đánh răng sau mỗi bữa ăn

Theo lý thuyết, bạn cần phải đánh răng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta thường không có quá nhiều thời gian để dành cho việc này. Chính vì vậy, bạn chỉ nên cố gắng tập cho bé thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối) và khuyến khích bé súc miệng bằng nước thường xuyên. Đánh răng trước khi đi ngủ là điều đặc biệt quan trọng. Do đó, nếu bé còn nhỏ, hãy hỗ trợ bé chải răng sạch bởi nếu không thức ăn và vi khuẩn tích tụ cả ngày có thể khiến bé bị sâu răng.

3. Trẻ bị bệnh nhất định phải cho uống thuốc

Mỗi khi thấy con bệnh, bạn lại vô cùng lo lắng, “sốt ruột” và theo phản xạ, bạn lại đến nhà thuốc để mua thuốc cho bé. Tuy nhiên, việc cho trẻ dùng thuốc không phải lúc nào cũng cần thiết. Chẳng hạn, các loại thuốc trị cảm lạnh thông thường chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng tạm thời chứ không thể đẩy nhanh thời gian hồi phục hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không những vậy, một số loại thuốc có thể can thiệp vào khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể trong việc loại bỏ vi khuẩn hoặc virus. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu không khỏe, hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

4. Bạn cần phải tắm cho bé mỗi ngày

Tắm là điều cần thiết để loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, trẻ nhỏ lại thích chạy nhảy, thường xuyên ra mồ hôi, nếu bạn không vệ sinh thì bé sẽ có nguy cơ mọc rôm sảy hay mắc các bệnh về da, viêm da.

Tuy nhiên, mỗi khi thời tiết trở lạnh, cơ thể bé rất yếu ớt, do đó bạn không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày để tránh cảm lạnh. Không những vậy, nếu bạn cho trẻ tắm quá thường xuyên có thể khiến lớp giữ ẩm tự nhiên trên da mất đi, làm cho da dễ bị kích ứng. Do đó, nguyên tác chăm sóc sức khỏe là thay vì tắm, mỗi ngày, bạn chỉ cần vệ sinh tay, mặt, chân và các bộ phận có nhiều nếp gấp, dễ tích tụ bụi bẩn như cổ, bộ phận sinh dục và nách cho trẻ.

5. Trẻ nhỏ cần uống thuốc bổ

Theo các chuyên gia y khoa, trẻ nhỏ không cần phải uống bổ sung bất cứ loại vitamin nào nếu bé được nuôi dưỡng bằng một chế độ ăn khoa học, giàu dinh dưỡng. Nếu bé không thiếu chất mà bạn vẫn cung cấp thêm, cơ thể sẽ không hấp thụ. Thậm chí, nếu trẻ biếng ăn trong vài ngày cũng không sao bởi cơ thể sẽ tự điều chỉnh để tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất từ ​​thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn thật sự biếng ăn, suy dinh dưỡng, bạn có thể cho bé uống thêm thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất. Trước khi cho bé uống, bạn nên đưa trẻ đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tránh trường hợp dùng quá liều dẫn đến lợi bất cập hại.

6. Không cho trẻ ăn vặt

Trẻ nhỏ hay chạy nhảy, nô đùa, do đó nhu cầu calo mà trẻ cần mỗi ngày cũng rất lớn. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy trẻ đói thường xuyên.

Theo các chuyên gia, ngoài ba bữa ăn chính, bạn nên cho trẻ ăn thêm từ 5 – 6 bữa phụ mỗi ngày. Những bữa ăn nhẹ lành mạnh không chỉ giúp cung cấp calo cho cơ thể của bé mà còn giúp bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết. Chẳng hạn, bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua và trái cây để bổ sung canxi và chất xơ. Ngoài ra, việc làm này còn giúp trẻ học được cách nhận biết cảm giác đói và no của cơ thể để tránh gặp phải các rắc rối liên quan đến cân nặng khi lớn lên.

7. Không cho trẻ ra ngoài khi tóc còn ướt

Thực tế là việc nhiễm phải vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… mới là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh. Cả cúm và cảm lạnh thông thường đều lây lan qua việc tiếp xúc giữa người với người, chẳng hạn như nắm tay hoặc uống chung ly với người bị nhiễm bệnh.

Không có bằng chứng nào cho thấy nhiệt độ hay mái tóc ướt có tác động đến sự khởi phát bệnh. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng lau khô tóc cho con hoặc nếu có thời gian, hãy sấy khô tóc cho bé trước khi cho con ra ngoài chơi. Nguyên do là mái tóc ẩm ướt không chỉ có thể khiến bé thấy lạnh và khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ.

8. Không được ngồi quá gần ti vi

Theo các bác sĩ nhãn khoa nhi, mắt của trẻ nhỏ có khả năng tập trung cao hơn khi nhìn vào các vật thể gần. Chính vì vậy, việc ngồi gần sẽ giúp trẻ dễ tập trung, không bị mỏi mắt. Bạn cũng đừng lo lắng về bức xạ bởi theo nhiều nghiên cứu, yếu tố này không có gì nguy hiểm.

Tuy nhiên, bạn nên tránh cho trẻ xem ti vi hoặc chơi máy tính bảng, điện thoại quá lâu bởi việc này có thể gây ra nhiều tác hại. Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ ngồi gần ti vi có thể là một dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề về thị lực ở trẻ nhỏ mà bạn cần lưu tâm.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí kíp trang điểm cho làn da bị nám

(63)
Nám da là điều chẳng cô gái nào muốn mình bị cả. Nhưng nếu chẳng may bạn bị thì phải làm sao? Hãy trang điểm cho làn da bị nám.Chúng tôi sẽ mách bạn cách ... [xem thêm]

Tăng huyết áp ác tính: Kẻ sát nhân thầm lặng

(65)
Tăng huyết áp ác tính là một loại bệnh lý nghiêm trọng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.Một trong ... [xem thêm]

Bạn biết gì về ống nuôi ăn ở trẻ bị bệnh tim?

(70)
Tìm hiểu chungĐặt ống thông (catheter) tĩnh mạch trung tâm là gì?Ống thông tĩnh mạch trung tâm, hay còn gọi là đường truyền trung tâm, là một ống nhỏ, dài, ... [xem thêm]

Tập thể dục khi cho con bú có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

(82)
Bạn mong muốn được vận động để lấy lại vóc dáng sau sinh nhưng lo lắng liệu tập thể dục khi cho con bú có gây ảnh hưởng xấu đến bé không. Hãy cùng ... [xem thêm]

Cách làm se khít lỗ chân lông vừa hiệu quả vừa an toàn

(70)
Lỗ chân lông lớn sẽ khiến da bạn không đẹp hoàn hảo. Thêm vào đó, tình trạng này còn làm cho tế bào chết, vi khuẩn và bã nhờn dễ tích tụ và gây ra viêm ... [xem thêm]

5 dấu hiệu bạn đang đối phó với mụn nội tiết

(51)
Dù muốn dù không, bạn vẫn không ít lần phải đối phó với những nốt mụn đáng ghét, đau đớn và khó chịu. Ở độ tuổi dậy thì, bạn có thể tặc lưỡi ... [xem thêm]

Tăng huyết áp vô căn: căn bệnh lạ mà quen

(30)
Tăng huyết áp vô căn – hay tăng huyết áp nguyên phát – là một dạng cao huyết áp mà bác sĩ không xác định rõ nguyên nhân. Tương tự những loại cao huyết áp ... [xem thêm]

”Yêu” khi bị cao huyết áp

(51)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN