Tập thể dục khi cho con bú có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

(3.6) - 82 đánh giá

Bạn mong muốn được vận động để lấy lại vóc dáng sau sinh nhưng lo lắng liệu tập thể dục khi cho con bú có gây ảnh hưởng xấu đến bé không. Hãy cùng đi tìm lời giải cho thắc mắc này.

Tập thể dục vừa giúp cải thiện sức khỏe vừa có tác động tích cực đến tinh thần của người mẹ. Thế nhưng, vẫn có người lo lắng liệu tập thể dục có ảnh hưởng đến việc cho con bú hay không? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

1. Một số lợi ích của việc tập thể dục

  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Cải thiện nồng độ lipid và insulin máu
  • Cảm giác hạnh phúc vì được tái tạo năng lượng và giảm căng thẳng
  • Tăng cường tình cảm giữa mẹ và bé
  • Giảm các triệu chứng trầm cảm.

Tập thể dục vừa phải không ảnh hưởng đến việc tiết sữa, thành phần dinh dưỡng có trong sữa hoặc sự tăng trưởng của bé. Tuy nhiên, nếu bạn tập đến độ kiệt sức thì có thể làm tăng nồng độ axit lactic và giảm hàm lượng kháng thể IgA trong sữa mẹ.

2. Có ảnh hưởng đến việc tiết sữa hoặc hàm lượng dinh dưỡng trong sữa không?

Các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt trong việc tiết sữa, thành phần dinh dưỡng có trong sữa hoặc sự tăng cân của bé khi người mẹ tập thể dục. Một nghiên cứu chỉ ra rằng khi người mẹ tập thể dục thường xuyên thì lượng sữa tiết ra tăng nhẹ.

3. Tập thể dục khi cho con bú có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch trong sữa không?

Không có sự khác biệt về các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ nếu bạn tập thể dục ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, hàm lượng các kháng thể có trong sữa sẽ giảm trong thời gian ngắn sau khi bạn tập thể dục. Đa số các bà mẹ đang cho bú không tập thể dục quá sức. Nếu tập quá sức thì lượng kháng thể trong sữa mẹ giảm xuống.

Nồng độ kháng thể IgA trong sữa mẹ sẽ giảm trong một thời gian ngắn (10 – 30 phút) sau khi mẹ tập thể dục và sẽ trở lại bình thường trong vòng một giờ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hàm lượng kháng thể trong sữa tăng lên sau khi vú được bú hết sữa dù mẹ có tập thể dục vất vả hay không.

4. Axit lactic trong sữa mẹ tăng sau khi tập thể dục?

Nghiên cứu cho thấy axit lactic tăng lên một lượng không đáng kể sau khi người mẹ tập thể dục vừa phải (50 – 75% cường độ). Axit lactic trong sữa mẹ tăng lên một lượng vừa phải nếu mẹ tập thể dục đạt cường độ tối đa (100%). Mức tăng này có thể kéo dài lên đến 90 phút sau khi tập thể dục và nó không gây hại cho bé.

5. Bé sẽ không chịu bú sau khi người mẹ tập thể dục?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng bé có thể trở nên cáu kỉnh hoặc không chịu bú mẹ sau khi mẹ tập thể dục với cường độ tối đa 100%. Thế nhưng, một nghiên cứu khác cho thấy bé vẫn bú mẹ bình thường sau khi mẹ tập thể dục dù mẹ có tập thể dục với cường độ tối đa.

Nếu bé dường như không thích mùi vị của sữa mẹ sau khi bạn tập thể dục, điều này có thể không liên quan đến việc tập thể dục. Nguyên do có thể là bé có thể bị phân tâm với mùi cơ thể của bạn sau khi tập thể dục hoặc khó chịu với vị mặn của mồ hôi trên người bạn. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể vắt đi một ít sữa (từ 3 – 5ml mỗi vú) trước khi cho con bú hoặc trì hoãn việc cho bú khoảng nửa giờ sau khi tập để nồng độ axit lactic trong sữa giảm hoặc bạn giảm cường độ tập xuống.

6. Một số mẹo giúp bạn tập thể dục khi đang cho con bú

  • Để việc tập thể dục được đảm bảo và thoải mái, bạn hãy tìm hiểu về áo ngực thể thao dành cho bà mẹ cho con bú để chọn được loại áo phù hợp nhất, đặc biệt là khi bạn tập các bài tập vất vả như chạy, nhảy…
  • Một số bé không thích bú khi mẹ đang đổ mồ hôi (do muối trên da mẹ). Bạn hãy lau rửa bầu vú hoặc tắm trước khi cho bé bú.
  • Nếu thường xuyên tập các bài tập liên quan đến chuyển động cánh tay, bạn hãy giảm lại và tập với cường độ chậm hơn.
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách để cha mẹ hình thành thói quen tốt cho con trẻ

(81)
Phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành thói quen tốt cho con trẻ do tất cả những gì chúng học được đều quan sát từ bố mẹ.Các bậc cha ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm cực kỳ tốt mà phái đẹp không nên bỏ qua

(17)
Bạn yêu thích ăn uống nhưng bạn cũng thích cơ thể luôn khỏe mạnh với vóc dáng thon thả? Bạn đang băn khoăn không biết loại thực phẩm nào tốt cho mình và ... [xem thêm]

Bạn đã hít thở đúng cách khi tập thể dục ? (P1)

(88)
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay bị stress vì nhiều lý do khác nhau. Vì thế, để xả stress, bạn nên tập theo phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả ... [xem thêm]

Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

(19)
Bên cạnh vấn đề vệ sinh thì sử dụng thực phẩm tốt cho răng miệng cũng góp phần không nhỏ để giúp bạn có một hàm răng trắng sáng và khỏe đẹp.Như ... [xem thêm]

7 sở thích của phụ nữ có thể gây ra ung thư

(10)
Một số sở thích của phụ nữ có thể tốt cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất nhưng một số lại gây hại cho sức khỏe, thậm chí là làm tăng nguy cơ ung ... [xem thêm]

Triệu chứng và cách điều trị bệnh đa hồng cầu

(81)
Đa hồng cầu là một căn bệnh ung thư máu đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bệnh diễn tiến chậm, thường là trong vài năm, nên nếu phát hiện sớm và có ... [xem thêm]

5 thành phần cơ bản cần có trong sản phẩm dưỡng da

(97)
Khi chọn các sản phẩm dưỡng da cho mình, đa số chúng ta chỉ quan tâm đến chức năng làm trắng hay trị mụn của sản phẩm mà quên mất việc xác định thành ... [xem thêm]

Cho trẻ chơi đất sét có những lợi ích không ngờ

(87)
Đất sét là một món đồ chơi thú vị đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nắn, lăn và tạo hình với đất sét đều là những hoạt động ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN