6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh tâm thần

(4.09) - 59 đánh giá

Không giống như người lớn, bệnh tâm thần ở trẻ em rất khó phát hiện bởi vì triệu chứng của nó không điển hình như ở người lớn.

Thỉnh thoảng, bạn phát hiện một số dấu hiệu bất thường ở trẻ, nhưng lại khó có thể phân biệt những hành vi đó với hành vi bình thường. Bố mẹ càng hiểu rõ trẻ thì càng có nhiều cơ hội tìm được phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường cho các em. Sau đây là 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tâm thần ở trẻ mà bạn không thể bỏ qua:

Thay đổi hành vi

Những thay đổi về hành vi của trẻ dễ dàng được quan sát thông qua những hoạt động thường ngày. Đây là những thay đổi lớn về hành vi và tính cách của trẻ. Bạn có thể thấy con bạn trở nên bạo lực, đánh nhau và dùng vũ khí thường xuyên hoặc thậm chí nói những lời làm tổn thương người khác. Các em có thể dễ nổi giận và làm thất vọng người khác.

Thay đổi tâm trạng

Trẻ có xu hướng thay đổi tâm trạng đột ngột và liên tục. Cảm giác buồn bã, chán nản có thể kéo dài ít nhất 2 tuần gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Thay đổi tâm trạng là những triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực.

Khó tập trung

Trẻ bị bệnh tâm thần thường khó tập trung hay chú ý những việc nhất định trong thời gian dài. Ngoài ra, bé khó ngồi yên tại chỗ và gặp khó khăn trong việc đọc. Những triệu chứng này có thể khiến con bạn có kết quả học tập kém và sự phát triển của não cũng bị ảnh hưởng.

Sụt cân

Không chỉ những bệnh thể chất gây sút cân mà những bệnh tâm thần cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Những triệu chứng thường gặp là cảm giác chán ăn kéo dài, nôn ói và rối loạn ăn uống.

Thay đổi những triệu chứng thể chất

Bệnh tâm thần khiến trẻ bị đau đầu và đau bụng. Trẻ dễ mắc bệnh cúm, sốt hoặc những bệnh khác hơn những trẻ bình thường, khỏe mạnh. Đôi khi, trẻ bị bệnh tâm thần thường tự làm tổn thương mình. Chúng thường cắt tay hoặc tự làm bỏng bản thân. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chúng có thể có ý định tự tử hoặc cố gắng tìm cách tự tử.

Cảm xúc dữ dội

Trẻ bị bệnh này thường có sự sợ hãi quá mức không rõ lý do thể hiện qua những hành động như khóc, thét lên, nôn mửa kèm những cảm xúc mãnh liệt. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Những cảm xúc mạnh có thể gây ra những tác hại vật lý như khó thở, tim đập nhanh hoặc thở nhanh, ảnh hưởng cuộc sống thường ngày của trẻ.

Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ con mình bị bệnh về tâm thần?

Lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này là hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về những dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị hoặc việc sử dụng thuốc kịp thời và hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nhiều hơn tới hành vi của trẻ và quan tâm, chăm sóc trẻ nhiều hơn. Trẻ rất cần sự quan tâm yêu thương của cha mẹ, bạn bè và thầy cô để có thể vượt qua được tình trạng này. Hãy nói chuyện với giáo viên, bạn bè và những thành viên khác trong gia đình về việc chú ý những thay đổi vật lý và tâm lý ở trẻ, bố mẹ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cơ chế tăng huyết áp gây tổn thương thận

(47)
Cơ chế tăng huyết áp và tình trạng thận bị thương tổn, cụ thể hơn là suy thận, có khả năng tác động lẫn nhau. Do đó, nếu rơi vào hai tình huống này, ... [xem thêm]

Các loại thuốc chữa bệnh gout thường dùng

(88)
Các cơn gout thường gây đau dữ dội. Vì vậy, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân các loại thuốc chữa bệnh gout có công dụng giảm triệu chứng sưng viêm và hạ ... [xem thêm]

25 tháng

(50)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Trí tưởng tượng phong phú là một trong những điều tốt đẹp nhất mà bé có ở giai đoạn này, dĩ nhiên ta ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp do biến chứng bệnh tiểu đường

(50)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

Bị dị ứng thức ăn, bạn nên ăn gì ở công sở?

(43)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Tại sao cần cung cấp canxi cho bé với lượng vừa đủ?

(44)
Việc bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh là cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt canxi khiến trẻ chậm tăng trưởng và gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Song ... [xem thêm]

Bí kíp phòng ngừa và điều trị nám khi mang thai

(37)
Nám da phổ biến ở phụ nữ mang thai, làm làn da xuất hiện các mảng đốm nâu, xám nâu. Nhưng bạn không cần phải lo lắng, vì đây là vấn đề khá phổ biến ... [xem thêm]

Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(75)
Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN