Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(4.47) - 75 đánh giá

Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát triển.

Kẽm là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, sự chuyển hóa protein và sức khỏe hệ miễn dịch. Có đến 1/4 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới thiếu kẽm (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO). Nhận biết sớm dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ để bổ sung kẽm kịp thời cho bé là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của con.

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau và tùy theo cơ địa, mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện riêng. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ điển hình nhất:

  • Rối loạn giấc ngủ và hành vi
  • Rụng tóc, tóc nhiều gàu
  • Vết thương khó lành
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Các bệnh lý về da như eczema, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá
  • Chậm lớn, còi cọc
  • Tóc rụng nhiều
  • Móng giòn, yếu, dễ gãy
  • Có đốm trắng ở lòng móng, móng có đường sọc
  • Móng lâu mọc
  • Dễ bị dị ứng
  • Viêm da móng
  • Chán ăn
  • Ăn không ngon, mất cảm giác về mùi vị món ăn
  • Da khô
  • Thiếu máu
  • Dậy thì muộn.

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe

Kẽm là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành hơn, hỗ trợ chức năng vị giác, khứu giác và giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

Những lợi ích của kẽm không chỉ dừng lại ở đây. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm mạo thông thường, cải thiện chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ mắc bệnh đông máu và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, kẽm còn có vai trò điều chỉnh nhịp tim, do đó kẽm được xem là nhân tố tiềm ẩn trong cuộc chiến chống lại bệnh suy tim.

Cơ thể trẻ cần được cung cấp đủ kẽm để con khôn lớn mỗi ngày. Bạn cần lưu ý đến những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ và có chẩn đoán chính xác nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh run tay do Parkinson: Nếu bạn kiên trì điều trị sẽ đỡ!

(95)
Bệnh run tay Parkinson khiến không ít người cảm thấy tự ti vì gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù bệnh khó chữa khỏi hẳn, nhưng nếu bạn ... [xem thêm]

Gan nhiễm mỡ, căn bệnh của thời đại

(36)
Có một sự thật khác mà ít ai biết đó là, 10% của gan cấu tạo từ mỡ. Chỉ khi lượng mỡ trong gan vượt quá 10%, lúc đó bạn được chẩn đoán mắc gan ... [xem thêm]

Trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ nhập viện cao

(11)
Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường là tuổi nào? Có phải chỉ người lớn mới bị đái tháo đường?Theo Hiệp hội Tiểu đường (đái tháo đường – tiểu ... [xem thêm]

Tại sao hát ru có thể giúp bé đi vào giấc ngủ?

(26)
Từ xưa, hát ru là một cách hiệu quả giúp con chìm vào giấc ngủ. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh rằng âm nhạc giúp bé ngủ ngon. Nhiều nghiên cứu cho ... [xem thêm]

Vị giác của trẻ trước 6 tháng tuổi phát triển ra sao?

(36)
Vị giác dần phát triển cùng sự tò mò thiên bẩm sẽ giúp bé khám phá thế giới vĩ đại và rộng lớn xung quanh. Ngay cả trước khi bắt đầu ăn dặm, các ... [xem thêm]

Những lợi ích sức khỏe khi ngủ đủ giấc

(84)
Giấc ngủ gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của não bộ – điều này có nghĩa là nếu bạn ngủ đủ giấc, trí não của bạn sẽ hoạt động ... [xem thêm]

Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường

(95)
Xét nghiệm nước tiểu cũng trong bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là ở tuýp 1, cũng là một cách giúp đánh giá và kiểm soát bệnh. Lượng ... [xem thêm]

Làm thế nào để kiểm soát việc rụng tóc trong hóa trị?

(92)
Dù bạn tin hay không tin, thì rụng tóc do hóa trị là một trong những tác dụng phụ đáng buồn nhất của phương pháp điều trị này. Vậy làm thế nào để kiểm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN