6 chỉ số giúp bạn tự bắt mạch sức khỏe

(3.95) - 80 đánh giá

Bạn đang muốn giảm cân an toàn và hiệu quả? Bạn cũng muốn kiểm soát tình trạng sức khỏe tim mạch của mình? Hãy cùng Hello Bacsi xem cách kiểm tra sáu chỉ số “đặc biệt” của cơ thể và ý nghĩa của chúng để bạn tự “bắt mạch” cho tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Tính lượng calories bạn cần mỗi ngày để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Lượng calories mà cơ thể bạn cần có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bạn. Hầu hết phụ nữ cần 2000 calories mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt, và ở đàn ông con số đó là 2550. Lượng calo cần thiết cho mỗi người là khác nhau tuỳ thuộc vào cân nặng, chiều cao và độ tuổi.

Lượng calo cần thiết mỗi người được tính toán theo công thức Harris Benedict, dựa trên chỉ số BMR.

BMR là tỉ lệ chuyển hoá cơ bản, có thể hiểu là số calories bạn cần dùng để giữ cho cơ thể thực hiện đầy đủ chức năng sống ở trạng thái nghỉ.

Cách tính chỉ số BMR:

BMR (nam) = 9,99 x trọng lượng (kg) + 6,25 x chiều cao (cm) – 4,92 x tuổi + 5

BMR (nữ) = 9,99 x trọng lượng (kg) + 6,25 x chiều cao (cm) – 4,92 x tuổi – 161

(ii) Cách tính lượng calo cần thiết mỗi người

– Đối với người ít hoạt động = 1,2 x BMR

– Đối với người làm việc 1-3 ngày/tuần hoặc tập các bài tập vận động nhẹ = 1,375 x BMR

– Đối với người làm việc 3-5 ngày/tuần hoặc tập các bài tập trung bình = 1,55x BMR

– Đối với người làm việc 6-7 ngày/tuần hoặc tập các bài tập nặng = 1,725 xBMR

– Đối với các vận động viên thể thao = 1,9 x BMR.

Số đo vòng eo quan trọng hơn bạn tưởng

Đo vòng eo là cách tốt nhất để bạn xác định cân năng của mình có ảnh hưởng đến tim mạch hay không. Mỡ không chỉ là kho dự trữ năng lượng của bạn, khi mỡ cơ thể dồn vào bụng, những tế bào này có thể sinh ra chất hóa học gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ đau tim.

Đối với phụ nữ, nguy cơ ảnh hưởng đến tim xuất hiện khi vòng eo của bạn trên 88.9 cm. Còn với đàn ông, nguy cơ đến khi vòng eo vượt quá con số 101.6 cm. Để đo được số đo chính xác vòng eo của bạn, hãy sử dụng thước dây quấn ngang bụng ngay rốn hay gần rốn bạn, để dây vừa chặt và đừng hóp bụng.

Cách đo chính xác hơn là so sánh tỉ lệ eo – hông của bạn. Chia con số nhỏ nhất bạn đo được ở vòng bụng cho con số to nhất ở hông. Nếu tỉ lệ cao hơn 2.3 ở nam và 2.1 ở nữ cho thấy bạn đã mắc bệnh béo phì.

Chỉ số LDL và HDL là gì?

Biết được chỉ số cholesterol trong máu rất quan trọng, nhưng bạn cũng nên biết về chỉ số choleterol xấu LDL và cholesterol tốt HDL. Sau khi xét nghiệm máu, hãy hỏi bác sỹ của bạn về chỉ số của hai dạng cholesterol và tỉ lệ cholesterol tổng trên HDL.

Hãy giữ chỉ số cholesterol của mình dưới 5.2 mmol/l (dưới 5 mmol/l nếu bạn bị bệnh tim hay béo phì), chỉ số LDL dưới 3.5 mmol/l hoặc dưới 2 mmol/l nếu bạn có tiền sử bệnh tim. Chỉ số HDL ổn định nên ở khoảng 1.3 mmol/l hay hơn nữa.

Đo huyết áp của bạn thường xuyên để phát hiện các bệnh tim mạch

Huyết áp thường thay đổi quanh một trị số trung bình trong ngày. Tuy nhiên, nếu nó không ngừng tăng lên, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, cũng có nghĩa bạn có nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ cao hơn.

Bạn bị cao huyết áp khi huyết áp cao hơn trị số 140/90 mm Hg. Khi huyết áp nằm giữa 120/80 và 139/89, bạn sẽ nằm trong nhóm nguy cơ tăng huyết áp (tiền tăng huyết áp).

Làm cách nào để đo huyết áp của bạn? Bác sĩ của bạn sẽ đo nếu bạn đi khám định kì. Bạn cũng có thể mua máy đo huyết áp để đo tại nhà, điều này giúp bạn theo dõi và điều chỉnh huyết áp của mình tốt hơn.

Kiểm tra chỉ số lipid để nạp lượng chất béo hợp lý

Chỉ số lipid được đo từ lượng chất béo và chất đường bột bạn ăn vào được chuyển hóa và tích trữ thành mô mỡ. Lipid cũng được giải phóng khi cơ thể bạn cần thêm năng lượng giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, chỉ số lipid cao chứng tỏ bạn đang mắc các bệnh liên quan đến động mạch vành – đặc biệt ở phụ nữ. Bạn nên giữ chỉ số lipid mình ở mức thấp hơn 1.7mmol/l để có sức khỏe tốt.

Kiểm tra mạch buổi sáng của bạn để tập thể dục hiệu quả

Mạch của bạn là số lần tim bạn đập trong một phút. Việc kiểm tra mạch nghỉ của bạn vào buổi sáng sẽ giúp bạn thấy được các bài tập của mình có hiệu quả cho tim mạch hay không. Ví dụ như, mạch của một người bình thường sẽ dao động trong khoảng 60 đến 90 nhịp/phút. Những người có thân hình khỏe mạnh sẽ có mạch nghỉ thấp hơn vì cơ tim của họ hoạt động tốt hơn. Nhưng nếu bạn không tập thể dục thường xuyên mà vẫn thấy nhịp tim chậm hơn bình thường, hãy đến gặp bác sĩ vì đó là dấu hiệu bạn đang mắc các bệnh về tim.

Việc kiểm tra thường xuyên các chỉ số sức khỏe này sẽ giúp bạn “lắng nghe” và hiểu hơn về nhu cầu dinh dưỡng và vận động của cơ thể. Hãy thăm khám bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng khi các chỉ số có những bất thường, bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh

(17)
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Có những người bị đau bụng nhẹ, nhưng cũng có người phải chịu rất nhiều đau đớn. Các thuốc đau ... [xem thêm]

Mẹo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bị nhiễm HIV

(48)
Virus HIV tấn công vào các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch, làm suy yếu hệ thống phòng thủ, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.HIV ... [xem thêm]

Thay đổi cách sống, giảm rủi ro: 7 lời khuyên giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường

(61)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị tiền tiểu đường

(31)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

Không thể bỏ qua cách làm chả giò giòn ngon khó cưỡng

(26)
Chả giò là một trong những món ăn truyền thống và phổ biến của người Việt Nam. Đây là một món ăn bình dị, rất đặc biệt. Không chỉ phổ biến trong ... [xem thêm]

Playlist nhạc tập gym giúp bạn tập hiệu quả hơn

(27)
Âm nhạc luôn là một liều thuốc bổ dưỡng cho tinh thần và cơ thể con người, đặc biệt là đối với các hoạt động khiến bạn tiêu tốn nhiều năng lượng ... [xem thêm]

Các loại thực phẩm tốt cho xương ai cũng nên biết!

(77)
Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày đều tốt cho sức khỏe, nhưng nếu muốn cơ thể khỏe mạnh cũng như xương chắc khỏe, bạn nên ăn các loại thực ... [xem thêm]

Chủ động phòng bệnh teo não ở người già ngay khi còn khỏe mạnh

(30)
Bệnh teo não ở người già còn được gọi là bệnh thoái hóa não tự nhiên do tuổi tác. Đó là những triệu chứng nghiêm trọng xảy ra ở hệ thần kinh trung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN