Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh

(3.8) - 17 đánh giá

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Có những người bị đau bụng nhẹ, nhưng cũng có người phải chịu rất nhiều đau đớn. Các thuốc đau bụng kinh chính là giải pháp trong trường hợp này. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ có những công dụng và tác dụng phụ khác nhau.

Theo thống kê, hơn 75% phụ nữ bị đau bụng do hành kinh và ít nhất 10% phụ nữ bị đau bụng kinh dữ dội. Đau bụng kinh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của mỗi người. Nếu mỗi tháng đều bị nhức, đau và khó chịu ở bụng, bạn có thể dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống để giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Hiện nay, có rất nhiều thuốc đau bụng kinh giúp giảm các triệu chứng trong ngày hành kinh. Một số thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định, một số thuốc bạn sẽ dễ dàng mua được ở tiệm thuốc.

Thuốc đau bụng kinh theo toa

Thuốc tránh thai

Bất kỳ dạng nào của thuốc ngừa thai (miếng dán ngừa thai, thuốc viên, thuốc tiêm) đều có thể làm giảm triệu chứng đau bụng kinh. Thuốc tránh thai liều thấp giúp giảm sản xuất prostaglandin, do đó giảm co thắt do kinh nguyệt. Thuốc ngừa thai là một trong những phương pháp phổ biến nhất và được khuyến cáo dùng để giảm co thắt do đau bụng kinh.

Thuốc ngừa thai có thể gây ra các tác dụng phụ như huyết khối tĩnh mạch sâu, mụn trứng cá, đau vú và tăng huyết áp. Tuy nhiên, các thuốc tránh thai hiện nay an toàn hơn nhiều hơn so với các thuốc trước đây và hầu như các rủi ro là rất nhẹ. Bạn hãy thảo luận về bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào với bác sĩ.

Nếu bạn ngừng uống thuốc tránh thai sau 6–12 tháng sử dụng, tác dụng giảm đau vẫn còn. Ngoài ra, các dụng cụ đặt trong tử cung (IUD) có chứa kích thích tố như Mirena cũng có thể giúp điều trị co thắt nghiêm trọng do hành kinh.

Một số dạng hormone ngừa thai cũng làm giảm tần số hành kinh, do đó phụ nữ chỉ còn 4 kỳ thay vì 12 kỳ mỗi năm và một số người không bị hành kinh nữa. Những loại này được gọi là thuốc tránh thai liên tục và nhiều bác sĩ đảm bảo rằng các hormone này cũng an toàn như các loại thuốc ngừa thai khác. Giảm tần suất kinh nguyệt có thể làm giảm tần số bị co thắt gây đau đớn.

Thuốc giảm đau theo toa

Nếu bị đau bụng kinh và các thuốc giảm đau không theo toa không có tác dụng, bạn sẽ được chỉ định thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc giảm đau theo toa như axit mefenamic để giảm cơn đau bụng kinh.

Các thuốc đau bụng kinh khác

Nếu cơn co thắt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Hydrocodone và acetaminophen (Vicodin, Lortab) dùng cho cơn đau mức độ từ trung bình đến nặng do co thắt.
  • Tranexamic (Lysteda) có thể có hiệu quả nếu bạn bị co thắt do chảy máu quá nhiều. Bạn chỉ uống thuốc này trong thời gian có kinh nguyệt để giảm chảy máu và co thắt.

Thuốc đau bụng kinh không theo toa

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem mình có thể sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) để điều trị đau bụng kinh không. Thuốc kháng viêm không steroid có thể rất hiệu quả trong việc giảm đau. Các thuốc này không chỉ là thuốc giảm đau mà còn chống viêm, có nghĩa là chúng giúp kích thích lưu lượng máu đến tử cung, do đó làm giảm co thắt. Chúng cũng có thể giúp giảm lượng máu chảy do kinh nguyệt. Các loại thuốc kháng viêm không steroid thông thường bao gồm ibuprofen và naproxen.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid. Những người dưới 16 tuổi hoặc những người bị các vấn đề hen suyễn, gan hoặc thận không nên dùng loại thuốc đau bụng kinh này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu uống bất kỳ thuốc giảm đau nào.

Mặc dù các thuốc kháng viêm không steroid là hiệu quả nhất cho co thắt bởi đau bụng kinh, nhưng bạn có thể uống thuốc giảm đau như acetaminophen thay thế nếu bạn không dùng được các thuốc NSAIDs.

Để sử dụng thuốc kháng viêm sterod hiệu quả, bạn không nên trì hoãn uống thuốc. Bắt đầu dùng thuốc khi bạn mới phát hiện các triệu chứng và tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn trong 2–3 ngày hoặc cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn làm theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Xem xét viết nhật ký kinh nguyệt để bạn biết khi nào mình có thể bắt đầu có những triệu chứng mỗi tháng.

Hãy chắc chắn bạn không dùng quá nhiều thuốc. Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc và từ bác sĩ. Thuốc đau bụng kinh này có một số tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng lâu dài, vì vậy bạn hãy cẩn thận để không lạm dụng thuốc mỗi tháng.

Vitamin

Mặc dù vitamin không giảm đau nếu bạn đang bị đau bụng kinh nặng, nhưng bổ sung vitamin D có thể ngăn ngừa co thắt do kinh nguyệt lúc mới xảy ra. Một số chất khác có thể giúp giảm co thắt là các axit béo omega-3, magie, vitamin E, vitamin B1 và B6.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống vitamin để đảm bảo không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Luôn luôn làm theo các hướng dẫn trên nhãn sản phẩm cẩn thận khi uống các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Túi ối bị vỡ trước tuần 37, mẹ bầu có nên lo lắng?

(28)
Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào ... [xem thêm]

Xét nghiệm sùi mào gà

(84)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm sùi mào gàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Bộ phận sinh dục ở nam hoặc nữ, mẫu máu/dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm sùi mào ... [xem thêm]

Làm bạn với người yêu cũ: Nên hay không nên?

(64)
Sau một cuộc chia tay với nhiều tổn thương, quyết định có nên làm bạn với người yêu cũ hay không vẫn là một bài toán nan giải mà bạn phải đắn đo và ... [xem thêm]

7 sai lầm trong “chuyện ấy” của các chàng

(16)
Chuyện “yêu” những tưởng rất đơn giản và tự nhiên với nhiều người, song thực tế không phải vậy. Có một số “sai lầm” khá phổ biến khiến cuộc ... [xem thêm]

5 căn bệnh kỳ lạ khiến bạn phải sửng sốt

(76)
Bạn có bao giờ gặp một ai đó không uống mà vẫn say, giọng nói thay đổi hay cơ thể có mùi cá? Đây là những căn bệnh kỳ lạ bạn hiếm khi gặp mà các nhà ... [xem thêm]

Các hoạt động thể chất thú vị dành cho bé

(49)
Trẻ em là độ tuổi mà việc luyện tập thể thao và vận động cơ thể đã trở thành một phần không thể thiếu. Nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển cơ ... [xem thêm]

Triệu chứng sùi mào gà: Làm thế nào để biết mình bị bệnh?

(36)
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Cả nam lẫn nữ đều có nguy cơ mắc bệnh với những triệu chứng sùi mào gà ... [xem thêm]

5 cách làm săn chắc da an toàn mà lại có hiệu quả cao

(70)
Làn da đẹp nhất nếu chúng ở trong trạng thái khỏe đẹp và căng tràn sức sống. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như lão hóa, sụt cân nhiều hay thai kỳ, da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN