6 bài tập thể dục tốt nhất cho triệu chứng cứng khớp vai

(4.41) - 52 đánh giá

Khi bạn cảm thấy vô cùng đau đớn vì vươn người làm điều gì đó thì bạn có nguy cơ mắc phải chứng cứng khớp vai. Đặc điểm của tình trạng này là vai trở nên cứng và đau mỗi khi bạn cố cử động.

Phụ thuộc vào bệnh lý mà tình trạng này có thể nặng đến mức làm cho bạn không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày của mình. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng cứng khớp vai bằng các bài tập thể dục đơn giản ngay tại nhà của mình.

Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp vai

Triệu chứng cứng khớp vai là tình trạng vùng khớp vai bị viêm (vùng này bao gồm gân, dây chằng, cơ bắp, ổ chảo xương vai và chỏm vai của xương cánh tay). Sự viêm nhiễm này gây ra đau đớn mỗi khi chúng ta cử động. Nếu không có sự chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh lý sẽ càng lúc càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cứng khớp vai thường không rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này như:

  • Tuổi tác: trung niên từ 40 đến 60 tuổi thường gặp tình trạng này;
  • Giới tính: khoảng 70% báo cáo mắc bệnh thuộc về nữ giới;
  • Bạn mắc các vấn đề có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp trạng, hệ tuần hoàn yếu, bệnh lao phổi.

Các bài tập khớp vai

Không có gì ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống của mình bằng vấn đề hạn chế hoạt động theo ý muốn ở vai. May mắn thay, tình trạng của vai có thể được cải thiện bằng những bài tập thể dục đơn giản tại nhà như sau:

Kéo giãn dạng con lắc

  • Đầu tiên, hãy thư giãn vai của bạn;
  • Đứng thẳng người, sau đó nghiêng người ra trước nhẹ nhàng (bạn có thể dùng tay không bị bệnh để tựa lên bàn giữ thăng bằng), đưa tay bệnh về phía trước;
  • Xoay phần cánh tay bị cứng khớp vai thành vòng tròn hướng lên và xuống.
  • Thực hiện động tác 10 lần mỗi hướng, mỗi ngày.

Khi tình trạng tốt hơn, bạn có thể thêm lực vào vai khi thực hiện động tác.

Xoay tròn vai

  • Để tay lên vai và xoay vai theo hướng vòng tròn.
  • Vẽ vòng tròn bằng khuỷu tay của bạn, lặp đi lặp lại động tác này 20 lần theo chiều kim đồng hồ và ở hướng ngược lại 20 lần.

Kéo căng bằng khăn tắm

  • Giữ khăn tắm ở phía sau lưng và nắm lấy nó bằng tay còn lại của bạn, giống với khi bạn đang chà lưng của mình. Lưu ý để tay bị cứng khớp vai ở phía trên, và tay còn lại ở dưới.
  • Dùng phía tay khỏe để kéo khăn tắm, qua đó sẽ kéo dịch chuyển tay còn lại.
  • Thực hiện động tác từ 10 đến 20 lần một ngày.

Đẩy tường

  • Đứng đối diện tường, duỗi tay, áp lòng tay vào tường, sau đó nhẹ nhàng trượt cánh tay lên và xuống trong khi vẫn giữ chúng áp sát vào tường. Lưu ý: Bạn cần thực hiện động tác này chậm rãi để không làm tay của mình bị đau.
  • Lặp lại động tác này chừng 15 lần mỗi ngày.

Kéo căng vai

  • Sử dụng phía bên tay khỏe để nâng tay bị đau, đưa lên và hạ xuống một cách nhẹ nhàng. Giữ căng chừng 15 đến 20 giây.
  • Lặp đi lặp lại động tác này 10 đến 20 lần mỗi ngày và thực hiện chừng 15 nhịp mỗi lần tập.

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có những thông tin bổ ích về bài tập đơn giản tại nhà giúp cải thiện tình trạng đông cứng khớp vai. Bạn nhớ thực hiện chúng thường xuyên nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay. Trong đó, các dòng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) thường được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không? Cách hỗ trợ điều trị suy thận độ 3

(61)
Suy thận độ 3 xảy ra khi thận bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận suy giảm khiến tốc độ lọc cầu thận giảm. Người mắc suy thận độ 3 cần ... [xem thêm]

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

7 cách chữa trị môi thâm hiệu quả với nguyên liệu có sẵn tại nhà

(41)
Môi bạn đang dần trở nên thâm và đậm màu? Áp dụng ngay những cách chữa trị môi thâm hiệu quả với nguyên liệu có sẵn tại nhà để lấy lại đôi môi ... [xem thêm]

Thuốc chống xuất tinh sớm: Cách giúp bạn kéo dài thời gian lâm trận

(98)
Khi quan hệ, đàn ông “ra” quá sớm có thể dẫn đến một ít rắc rối nhỏ. Tuy vậy, bạn có thể dùng thuốc chống xuất tinh sớm cùng một số biện pháp ... [xem thêm]

4 điều bạn thường lầm tưởng về tiểu đường tuýp 2

(50)
Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khiến bạn có những kiến thức sai lệch về căn bệnh này. Từ đó, sự lầm tưởng sẽ góp phần làm bệnh diễn ... [xem thêm]

Bạn có biết về xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh?

(67)
Thực tế, bố mẹ thường chỉ quan tâm đến hình dáng bên ngoài cũng như một số rối loạn thường gặp của trẻ. Tuy nhiên, một số tình trạng hiếm gặp (như ... [xem thêm]

Giải mã phương pháp Double Cleansing cùng dầu tẩy trang

(31)
Chúng ta thường tìm kiếm không ngừng nghỉ những sản phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, đa chức năng để giải quyết các vấn đề về da nhanh chóng nhất có ... [xem thêm]

Vật lý trị liệu giảm đau bằng cơ chế nào?

(100)
Vật lý trị liệu giảm đau bằng rất nhiều cách khác nhau. Các chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để áp dụng những hình thức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN