Vật lý trị liệu giảm đau bằng cơ chế nào?

(3.67) - 100 đánh giá

Vật lý trị liệu giảm đau bằng rất nhiều cách khác nhau. Các chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để áp dụng những hình thức phù hợp nhất.

Những cơn đau mạn tính là nguyên nhân hàng đầu cản trở vận động của bạn? Bên cạnh dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu được xem là giải pháp giúp ích cho rất nhiều người. Vậy vật lý trị liệu giảm đau bằng cơ chế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Cơ chế hoạt động của vật lý trị liệu giảm đau

Chuyên gia trị liệu sẽ xác định nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau. Sau đó, họ sẽ chữa trị vùng bị đau bằng các bài tập nhất định. Một lần vật lý trị liệu trung bình có thể bao gồm một hay nhiều dạng như:

  • Các bài tập nhịp điệu ít gây ảnh hưởng, giúp tăng nhịp tim mà không tác động nhiều đến khớp. Chuyên gia sẽ yêu cầu bạn đi bộ nhanh hay sử dụng máy chạy bộ để khởi động trước khi thực hiện các bài tập thể lực.
  • Bài tập thể lực bao gồm sử dụng máy tập, thiết bị đàn hồi hay chính trọng lượng cơ thể của bạn (tư thế squat, ngồi hay hít đất). Các bài tập thể lực đòi hỏi các cơ chủ yếu (cơ bụng, cơ mông, cơ lưng) và các phần khác của cơ thể hoạt động.
  • Bài tập giảm đau tập trung vào khu vực đau nhằm nâng cao sức mạnh và sự linh hoạt của cơ thể bạn.
  • Căng cơ là bài tập sử dụng những bước di chuyển nhẹ để khởi động cơ thể. Chuyên gia sẽ đảm bảo bạn không căng cơ quá mức để hạn chế đau.

Ngoài ra, chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một vài bài tập tại nhà.

Những biện pháp hỗ trợ khác trong vật lý trị liệu giảm đau

Chuyên gia có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như:

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Đá giúp làm giảm viêm. Ngược lại, liệu pháp nhiệt giúp khởi động, làm nóng các cơ, cải thiện vùng di chuyển của bạn. Cả hai phương pháp đều có khả năng đẩy lùi cơn đau.
  • Massage: Massage khu vực đau có thể khiến bạn không thoải mái bước đầu. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng chuyên gia trị liệu sẽ tiến hành an toàn và mang lại hiệu quả cho bạn.
  • TENS: (viết tắt của cụm Transcutaneous electrical nerve stimulation) được hiểu là phương pháp kích thích điện qua da để giảm đau. Đồng thời, sóng siêu âm sẽ đưa sóng âm đến khu vực bị tổn thương, gây ra cơn đau. Các phương pháp này có khả năng làm giảm đau bằng cách ngăn chặn các tín hiệu đau truyền đến não bộ.
  • Kích thích tủy sống bao gồm việc cấy ghép một loại thiết bị đưa dòng điện áp thấp đến cột sống để chặn các tín hiệu đau. Bạn nên thử phương pháp này một thời gian ngắn trước khi quyết định tiến hành cấy ghép lâu dài.

Vật lý trị liệu có gây đau trước khi giúp bạn giảm đau?

Trong hầu hết các trường hợp, vật lý trị liệu không gây đau và hoàn toàn an toàn. Tuy nhiên, vì nó đòi hỏi bạn phải di chuyển một phần cơ thể chịu tổn thương hay đau, dẫn đến việc trị liệu là một thách thức với nhiều người. Phụ thuộc vào yêu cầu của bạn, chuyên gia sẽ tạo ra một kế hoạch trị liệu phù hợp để hạn chế tối thiểu cơn đau.

Cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau khi tiến hành các phương pháp vật lý trị liệu giảm đau. Bạn cần theo dõi và luyện tập thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu các cơn đau mạn tính gây khó khăn nhiều cho bạn, việc dùng thuốc để giảm đau tạm thời cũng sẽ hữu ích. Bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng một cách an toàn nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) với công dụng giảm sưng đau hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào thì nên chụp nhũ ảnh?

(13)
Chụp nhũ ảnh là gì?Chụp nhũ ảnh là một công cụ sàng lọc được sử dụng để phát hiện và chẩn đoán ung thư vú. Cùng với khám vú thường xuyên ở phòng ... [xem thêm]

Điều gì khiến bà bầu hay tức giận? Cần giải quyết ngay!

(17)
Bạn thường thấy mình dễ dàng cáu giận khi mang thai? Bạn có biết lý do tại sao không? Bài viết sau đây Chúng tôi sẽ bật mí vì sao bà bầu hay tức giận. Trong ... [xem thêm]

Các triệu chứng tăng nhãn áp bạn chớ bỏ qua

(46)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

(37)
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm vì đây là chứng bệnh tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì bệnh ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sán chó: 10 biểu hiện thường gặp

(37)
Triệu chứng bệnh sán chó thường khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Hơn nữa, khi giun, sán ký sinh vào ... [xem thêm]

10 chấn thương phổ biến khi chạy bộ mà bạn nên chú ý

(46)
Những chấn thương khi chạy bộ thường xảy ra khi bạn cố gắng quá sức. Ngoài ra, cách cơ thể di chuyển cũng có ảnh hưởng đến việc này. Đừng quá lo lắng ... [xem thêm]

5 dấu hiệu phụ nữ nghiện sex mà đàn ông nên biết

(44)
Phụ nữ nghiện sex thường có ham muốn quan hệ tình dục với một tần suất rất cao và không thể kiểm soát được nhu cầu của mình. Các đấng mày râu nên ... [xem thêm]

Suy gan cấp ở trẻ nhỏ: Những điều bố mẹ cần lưu ý

(93)
Suy gan cấp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không chỉ tác động đến gan mà nhiều bộ phận khác trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Căn bệnh này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN