4 điều bạn thường lầm tưởng về tiểu đường tuýp 2

(4.49) - 50 đánh giá

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ khiến bạn có những kiến thức sai lệch về căn bệnh này. Từ đó, sự lầm tưởng sẽ góp phần làm bệnh diễn biến xấu hơn, khó kiểm soát hơn.

Đường huyết điều chỉnh năng lượng trong cơ thể bạn. Dưới điều kiện bình thường, hệ thống các tương tác phức tạp di chuyển đường từ máu vào các tế bào cơ sẽ vận hành một cách thuận lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng đường trong máu sẽ cao hơn mức bình thường bởi cơ thể gặp vấn đề trong việc sử dụng insulin, loại hormone giúp điều chỉnh đường máu.

Dù số lượng người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn còn nhiều thông tin sai lệch về bệnh làm nhiều bệnh nhân lúng túng. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ chỉ ra những hiểu lầm tai hại về bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn cần lưu ý.

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2: không nguy hiểm

Theo tạp chí Health, do không phải bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nào cũng cần insulin nên rất nhiều người nghĩ bệnh này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 chính là con dao âm thầm giết chết bạn, bởi bệnh không biểu hiện nhiều triệu chứng ra ngoài.

Bên cạnh đó, bạn nên biết tiểu đường tuýp 2 phức tạp hơn tiểu đường tuýp 1. Bác sĩ cho biết tiểu đường tuýp 2 là một loại bệnh kháng insulin hay còn là hội chứng chuyển hóa. Bệnh khiến huyết áp tăng cao, bộc phát các vấn đề về tim và gia tăng nguy cơ ung thư.

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2: Dễ chẩn đoán

Gần 28% người bệnh tiểu đường tuýp 2 không phát hiện được bệnh của mình. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2 tương tự nhau như khát nước, mệt mõi, tiểu nhiều. Trong khi triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 thường biểu hiện rõ nét và nghiêm trọng hơn, triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 lại biểu hiện chậm và khó nhận biết.

Nhiều trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm vẫn không có bất kì triệu chứng nào. Ngay cả việc đường máu tăng nhẹ vào giai đoạn đầu phát bệnh, bạn vẫn không thể chẩn đoán được nếu không xét nghiệm máu. Tuy nhiên, việc tăng nhẹ đường huyết hay còn gọi là tiền đái tháo đường cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh có thể làm bộc phát nhồi máu cơ tim và những vấn đề liên quan khác.

Lầm tưởng về bệnh tiểu đường tuýp 2: Ăn nhiều đồ ngọt làm phát bệnh

Từ trước đến nay mọi người vẫn tin rằng đồ ngọt hay đường chính là thủ phạm gây bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không hẳn như vậy. Bệnh nhân phát bệnh tiểu đường có thể do nhiều nhân tố khác như lối sống và di truyền. Việc ăn nhiều đồ ngọt chỉ đẩy nhanh quá trình phát bệnh hơn. Thay vì phát bệnh vào lúc 60 hoặc 70 tuổi, bạn lại có những triệu chứng bệnh vào năm 30, 40 hoặc 50 tuổi nếu lạm dụng đường.

Hiểu lầm 4: Thể dục không thể ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

Một phần quan trọng của việc ngăn ngừa và điều trị tiểu đường tuýp 2 là tập thể dục. Tập thể dục giúp đốt cháy glucose và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Thậm chí, nhiều bác sĩ cho rằng việc tập thể dục còn có tốt hơn thuốc đặc trị tiểu đường. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân tiền tiểu đường được khuyến khích tập thể dục 150 phút một tuần. Sau đó 3 năm, những bệnh nhân này đã giảm 58% nguy cơ phát triển lên bệnh tiểu đường, tốt hơn so với khi sử dụng thuốc là 38%.

Bạn có đang hiểu sai về bệnh tiểu đường tuýp 2? Nếu có, hãy thay đổi ngay từ bây giờ, bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ: Rủi ro và lưu ý đi kèm

(89)
Việc trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ trước lúc con có thể tự lẫy sẽ dễ mắc phải các tình trạng sức khỏe chẳng hạn như hội chứng đầu bẹt, ngạt ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bình Dân

(82)
Bệnh viện Bình Dân là một trong những bệnh viện nổi tiếng trong lĩnh vực ngoại khoa được thành lập từ năm 1954 tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn đang có ý ... [xem thêm]

Tập thể dục mọi lúc mọi nơi thật dễ dàng

(76)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu

(99)
Tác dụng của vỏ chuối khá đa dạng và hữu dụng, chẳng hạn như làm đẹp da, giảm đau đầu, làm phân bón cho cây trồng.Nếu bạn đang thắc mắc liệu vỏ ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị nhược thị cho bé yêu

(45)
Khi bị nhược thị, bé sẽ rất khó khăn trong việc quan sát mọi vật. Có cách nào để điều trị dứt điểm căn bệnh này cho con?Bạn đang băn khoăn không biết ... [xem thêm]

Các nguyên nhân gây nhiệt miệng và cách phòng tránh

(43)
Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu nhiều ngày liền. Do đó, bạn nên sớm tìm hiểu nguyên nhân gây nhiệt miệng nhằm ... [xem thêm]

8 điều bạn nên biết để không lầm tưởng khi tiêm botox

(19)
Những nếp nhăn xuất hiện ngày càng nhiều do lão hóa nên bạn muốn tiêm botox để lấy lại nét thanh xuân cho làn da? Mặc dù phương pháp tiêm botox đã không còn ... [xem thêm]

Thai nhi 27 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(84)
Sự phát triển của thai nhi 27 tuần tuổiThai nhi 27 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này sẽ có kích thước cỡ bông súp lơ. Thời điểm 27 tuần tuổi, bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN