5 tác dụng phụ khó lường của cây quế

(4.19) - 96 đánh giá

Từ lâu, cây quế đã được biết đến với công dụng mang lại hàng loạt các lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, liệu bạn có biết rằng loại thực phẩm này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu tiêu thụ ở liều lượng cao?

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Cây quế là loại cây gì?

Quế là phần lớp vỏ thu được từ trên thân cành của một số loài thực vật thuộc nhóm Cinnamomum. Do có vị cay nhẹ cùng hương thơm đặc trưng, quế thường được dùng để làm thuốc và gia vị trong chế biến thực phẩm.

Từ lâu, quế đã được sử dụng phổ biến và có nhiều bằng chứng cho thấy quế mang lại các loại ích sức khỏe vô cùng ấn tượng , bao gồm làm giảm nguy cơ gây tiểu đường, ung thư cùng các bệnh tim mạch.

Có 2 loại quế chính:

  • Quế Cassia – loại quế được sử dụng phổ biến nhất có nguồn gốc từ Trung Quốc.
  • Quế hồi (Cinnamomum verum) – loại quế thực sự, có vị dịu hơn và ít đắng hơn.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua quế Cassia ở siêu thị và nó có giá thành rẻ hơn nhiều so với quế hồi.

Trên thực tế, quế Cassia hoàn toàn vô hại và an toàn để ăn ở liều lượng nhỏ hoặc vừa. Tuy nhiên, nếu bạn ăn cây quế với liều lượng cao, điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Nguyên nhân là do trong quế có chứa hàm lượng hợp chất coumarin cao.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêu thụ quá nhiều coumarin sẽ gây hại đến gan và làm tăng khả năng gây bệnh ung thư. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng việc tiêu thụ quế Cassia quá mức có liên quan đến nhiều tác dụng phụ khác.

Tác dụng phụ của cây quế

Gây tổn thương cho gan

Như đã nói ở trên, quế Cassia – loại quế hồi thông thường, là nguồn giàu hợp chất coumarin. Nó chứa khoảng gần 5 mg coumarin/thìa súp (2g quế) – trong khi quế hồi chỉ chứa một lượng khá nhỏ.

Liều lượng coumarin giới hạn khuyến nghị hằng ngày là khoảng gần 0,1 mg/kg tổng trọng lượng cơ thể, chẳng hạn như bạn chỉ có thể tiêu thụ tối đa 5 mg coumarin mỗi ngày nếu bạn nặng 60 kg. Điều này có nghĩa là bạn không thể ăn quá 1,5 thìa súp quế mỗi ngày. Bên cạnh đó, vài nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều coumarin sẽ gây tích tụ độc tố trong gan, từ đó gây tổn thương cho cơ quan này.

Ví dụ, một người phụ nữ 73 tuổi bất ngờ bị nhiễm trùng gan dẫn đến tổn thương gan sau khi uống thuốc bổ sung cinnamon chỉ trong vòng 1 tuần. Trong trường hợp này, các thuốc bổ sung chứa hàm lượng coumarin cao hơn so với hàm lượng chứa trong chế độ dinh dưỡng.

Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư

Các nghiên cứu ở động vật đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều coumarin – hợp chất trong cây quế Cassia – sẽ làm tăng nguy cơ gây nên một số dạng ung thư.

Ví dụ bổ sung cho kết quả trên đó là các nghiên cứu ở các loài gặm nhấm đã cho thấy việc tiêu thụ quá nhiều coumarin có thể gây nên sự hình thành các khối u ung thư ở các cơ quan trọng yếu như phổi, gan và thận. Hình thức mà coumarin gây khối u hiện vẫn chưa được xác định.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học tin rằng coumarin có thể gây tổn thương lặp lại đến một số cơ quan. Theo thời gian, sự tổn thương có thể khiến các tế bào khỏe mạnh bị thay thế bởi các tế bào khối u – nguyên nhân dẫn đến ung thư. Hầu hết các nghiên cứu ở động vật đều đã cho thấy các kết quả về hiệu quả gây ung thư của coumarin. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn cần thêm các nghiên cứu ở người để tìm hiểu mối tương quan giữa bệnh ung thư và việc tiêu thụ coumarin đối với con người.

Gây loét miệng

Một số người đã từng trải qua tình trạng loét miệng do ăn quá nhiều quế. Trong quế có chứa cinnamaldehyde – hợp chất gây phản ứng dị ứng khi bạn hấp thu với liều lượng lớn. Việc tiêu thụ cây quế với lượng nhỏ dường như không gây ra loại phản ứng này bởi vì nước bọt sẽ giúp bạn ngăn ngừa các chất hóa học tiếp xúc với khoang miệng trong khoảng thời gian dài.

Ngoài gây loét miệng, cinnamaldehyde có thể gây nên các triệu chứng dị ứng bao gồm sưng lưỡi hoặc nướu, cảm giác nóng rát, ngứa ở miệng và sự xuất hiện các mảng trắng trong khoang miệng. Dù rằng các triệu chứng này thường không nghiêm trọng cũng như cần sự can thiệp y tế, chúng vẫn sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là cinnamaldehyde chỉ gây loét miệng nếu như bạn bị dị ứng với hợp chất này. Bạn có thể đến bệnh viện làm xét nghiệm để xem liệu bạn có mắc bệnh dị ứng này hay không thông qua một bài kiểm tra dị ứng áp da (Skin patch test).

Ngoài ra, tình trạng loét miệng có thể ảnh hưởng đến hầu hết những người tiêu thụ quá nhiều dầu quế hoặc kẹo cao su có vị cây quế, bởi vì các sản phẩm này có thể chứa hàm lượng cinnamaldehyde khá cao.

Làm giảm mức đường huyết

Bệnh huyết áp cao mãn tính chính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác. Từ lâu, cây quế được đánh giá cao về khả năng làm hạ mức đường trong máu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng loại thực phẩm này có thể đóng vai trò tương tự như insulin – hormone giúp loại bỏ đường khỏi dòng máu.

Dù rằng việc ăn quế với liều lượng vừa phải có thể làm giảm mức đường huyết, tuy nhiên nếu bạn tiêu thụ nó quá nhiều, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tụt đường huyết đến mức quá thấp. Đây là chứng giảm glucozo trong máu – tình trạng dẫn đến sự mệt mỏi, choáng váng và thậm chí là ngất xỉu. Hầu hết, những người có nguy cơ cao bị hạ mức đường huyết là những người thường sử dụng các loại thuốc trị bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cây quế có thể tăng cường hiệu quả của các loại thuốc này, làm cho mức đường trong máu tụt giảm đến mức quá thấp.

Gây các vấn đề về hô hấp

Việc tiêu thụ quá nhiều quế trong một bữa ăn có thể gây nên các vấn đề về hô hấp. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này có kết cấu đặc biệt khiến bạn dễ dàng hít vào thông qua khoang mũi vào phổi. Việc vô tình hít phải bột cây quế hay mùi hương cây quế có thể gây ra các triệu chứng như ho, nôn mửa và khó thở.

Ngoài ra, cinnamaldehyde chứa trong cây quế là một chất kích ứng cổ họng và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp khác. Những người bị bệnh hen suyễn hoặc mắc các tình trạng y tế khác gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cần đặc biệt chú ý tránh hít phải mùi hương của quế. Nguyên nhân là do họ có xu hướng dễ phát triển các vấn đề về hô hấp sau khi hít phải bột quế.

Khi dùng loại thực phẩm trên, bạn nhớ chú ý đến những tình trạng xảy ra ở cơ thể mình để có biện pháp chữa trị kịp thời bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sữa mẹ được hình thành như thế nào?

(17)
Khi vừa chào đời, sữa mẹ là thực phẩm tuyệt vời nhất dành cho bé. Nguồn dưỡng chất này được hình thành ngay từ thời gian đầu bạn mang thai và phát ... [xem thêm]

6 bí mật bất ngờ về kích thước dương vật người Việt Nam

(34)
Phần lớn phái mạnh thường không hài lòng về kích thước “cậu nhỏ” của mình. Nhưng kích thước dương vật bao nhiêu mới là lý tưởng nhất? Hãy cùng Hello ... [xem thêm]

Đối phó với khủng bố sinh học

(73)
Khủng bố sinh học là gì? Khủng bố sinh học là sử dụng vi khuẩn, virus hay vi sinh vật để gây bệnh hoặc lan truyền sự sợ hãi. Khủng bố sinh học được ... [xem thêm]

Cảnh báo các triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới bạn không nên bỏ qua

(81)
HIV là một virus ảnh hưởng đến hệ thống và các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Tuy nhiên, triệu chứng nhiễm HIV ở nam giới luôn thay đổi và khác nhau ở ... [xem thêm]

Đừng ăn 9 loại thực phẩm này khi bị bệnh (Phần 1)

(53)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

Bán hẹp bao quy đầu

(74)
Tìm hiểu về bán hẹp bao quy đầuBán hẹp bao quy đầu là gì?Bán hẹp bao quy đầu (còn gọi là thắt nghẹt bao quy đầu) là một tình trạng chỉ ảnh hưởng ... [xem thêm]

7 bước giúp bạn giữ son môi lâu trôi ngay cả khi ăn tiệc

(88)
Bạn son màu môi thật quyến rũ nhưng chỉ uống miếng nước hay ăn cái bánh là sạch trơn? Thay vì ngần ngại từ chối món mình thích hay lười uống nước, bạn ... [xem thêm]

Tiêm botox giúp làm trẻ hóa làn da bạn đã biết chưa?

(80)
Tiêm botox là một phương pháp thường được thực hiện để trẻ hóa làn da, giúp xóa đi các nếp nhăn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều rủi ro và tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN