Vị trí mụn ẩn cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

(3.51) - 45 đánh giá

Vị trí mụn ẩn ở trán hoặc ở những khu vực khác không chỉ thể hiện vấn đề của da mà còn là dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe khác.

Nhưng chỉ cần nhìn vào những vị trí xuất hiện của mụn ẩn ở một số vùng trên khuôn mặt cũng có thể giúp chúng ta biết được những rắc rối tiềm ẩn bên trong cơ thể của chính mình, bạn có tin không?

1. Vị trí mụn ẩn trên trán

Nổi mụn ấn ở trán là lời cảnh báo của các vấn đề về tiêu hóa kém và chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng hay ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường…

Để trị mụn ẩn trên trán, hãy thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày hay bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất và tránh xa thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ để tránh những căn bệnh về đường tiêu hóa.

2. Vị trí mụn ẩn ở cằm

Nếu mụn ẩn xuất hiện nhiều ở cằm thường là nguyên nhân liên quan đến hormone. Chúng có thể kích thích quá mức đến các tuyến dầu và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông khiến vi khuẩn mụn phát triển.

Hãy nghỉ ngơi, uống nước nhiều và bổ sung omega-3 là những cách hiệu quả nhất để cải thiện tình trạng này. Nếu như vấn đề cứ kéo dài thì hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, việc chống tay lên cằm cũng là thói quen xấu dẫn đến việc nổi mụn ở vùng này.

3. Vị trí mụn ẩn ở bên rìa dọc đường chân tóc

Vị trí mụn mọc ở dọc đường chân tóc thường gây ra bởi các sản phẩm làm đẹp như trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông. Để tránh được điều này, bạn hãy làm sạch lớp trang điểm thật kỹ trước khi đi ngủ, giữ vệ sinh xung quanh vùng chân tóc và tẩy tế bào chết 2 lần 1 tuần để loại bỏ những nốt mụn ẩn đáng ghét kia nhé!

4. Vị trí mụn ẩn ở hai bên má

“Khu vực má cũng được kết nối với phổi nên biểu hiện mụn trên má cũng có thể là kết quả của một số vấn đề hô hấp”, Lindsey Blondin, nhà thẩm mỹ học hàng đầu tại George Salon Chicago, cho biết.

Bác sĩ da liễu Amanda Doyle còn cho biết thêm: “Mụn ẩn ở vùng má cũng có thể là dấu hiệu của ăn nhiều đường”. Thế nên hãy thay đổi chế độ ăn uống bằng cách hạn chế đồ ngọt để giúp hạn chế mụn ẩn ở má.

Ngoài ra, việc dùng điện thoại di động áp vào má nhiều cũng có thể dẫn đến mụn ở vùng da này. “Điện thoại di động nổi tiếng là chứa nhiều vi trùng và việc áp chúng lên mặt chính là một cách làm cho vi trùng xâm nhập lên má”.

Vì thế, hãy thường xuyên làm sạch những vật dụng tiếp xúc nhiều tới khuôn mặt như: điện thoại, cọ trang điểm, vỏ gối… Đồng thời, mỗi khi ra đường bạn cần mang khẩu trang tránh bụi để giảm tác hại của ô nhiễm, ngăn ngừa vi khuẩn và giúp giảm tình trạng mụn.

5. Nổi mụn giữa hai lông mày

Gan có rất nhiều chức năng và cơ quan này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tiêu hóa và chuyển hóa. Gan chịu trách nhiệm sản xuất hóa chất để tiêu hóa, tổng hợp protein và giải độc cơ thể, xả chất thải ra khỏi các loại thực phẩm, đồ uống bạn tiêu thụ và từ oxy bạn hít thở.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị mụn ẩn, đỏ, bong da hoặc thừa dầu ở khu vực này cũng có thể liên quan đến gan bị căng thẳng. Ngoài ra, mụn giữa hai lông mày còn có thể là do chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì thế, trong trường hợp này, bạn hãy bổ sung những loại trái cây và rau quả có chứa hàm lượng vitamin C cao như cam, kiwi…

Cách trị mụn ở giữa 2 lông mày là hạn chế ăn vào ban đêm trước khi ngủ vì gan và dạ dày lúc này sẽ không làm việc hiệu quả, dẫn đến việc hình thành mụn ẩn.

6. Vị trí mụn ẩn ở hai bên mũi và môi trên

Nếu mụn ẩn bỗng dưng xuất hiện ở vùng này thì điều đó có nghĩa rằng chúng ta đã ăn quá nhiều thức ăn cay, mặn và nhiều dầu, dẫn đến chứng khó tiêu và tuần hoàn máu kém.

Vì thế, hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng các loại trái cây, rau quả, các loại hạt, các loại cá có nhiều chất béo tốt như omega-3. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và tăng cường bổ sung vitamin B có thể giúp làm biến mất những nốt mụn vùng này.

Trên đây là 6 vị trí của mụn ẩn giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình, để từ đó có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp để bảo vệ sức khỏe và nhan sắc một cách tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bố mẹ có nên cho bé ăn món trứng sữa hay không?

(48)
Món trứng sữa custard là một loại thức ăn có vẻ tốt cho con vì nó dễ ăn, dễ nuốt và cũng khá ngon. Nhưng nếu bạn cho bé ăn món trứng sữa hằng ngày thì ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết khi ăn ngũ cốc giảm cân

(28)
Bí quyết ăn ngũ cốc giảm cân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo sức khỏe, nhưng nếu bỏ qua một số nguyên tắc thì vẫn có nguy cơ tăng ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi con bị bệnh hen suyễn?

(51)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Cuộc sống trở nên tuyệt vời hơn với nước mật ong (Phần 2)

(96)
Chỉ cần nghe tới nước mật ong, bạn cũng có thể cảm nhận được công dụng tuyệt vời của nó phần nào. Vậy lợi ích sức khỏe trà mật ong mang lại là ... [xem thêm]

Đo tim thai trong quá trình chuyển dạ

(76)
Tim thai thường xuyên được bác sĩ theo dõi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện ra các vấn đề nguy hiểm và có phương án chữa trị kịp thời.Bạn thắc ... [xem thêm]

Đừng xem nhẹ Ho – một triệu chứng của hen suyễn

(34)
Ho liên tục (mạn tính) thường liên quan đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả hen suyễn. Theo Học viện Bác sĩ Gia Đình Mỹ, cơn ho mạn tính thường kéo dài ít nhất ... [xem thêm]

7 câu hỏi bạn nên cân nhắc trước khi quyết định chia tay

(80)
Bạn có ý nghĩ chia tay nhưng vẫn chưa thật sự dứt khoát? Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chia tay, đừng làm mình làm mẩy để rồi sau đó chính ... [xem thêm]

11 biện pháp khắc phục chứng nhức nửa đầu tại nhà

(68)
Nhức nửa đầu hay đau nửa đầu là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có khả năng tái phát liên tục trong thời gian dài. Đi kèm với bệnh lý này là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN