5 điểm mới cần lưu ý trong chế độ thai sản năm 2018

(3.91) - 27 đánh giá

Bạn đang đi làm và có kế hoạch mang thai hoặc sắp sinh con trong thời gian tới nên rất muốn biết chế độ thai sản năm 2018 có những ưu đãi đặc biệt nào cho người lao động? Chúng tôi đã tìm ra được 5 điều mới đáng lưu ý trong chế độ thai sản năm 2018.

Chế độ thai sản năm 2018 được áp dụng ngay khi bạn biết rằng mình có thai. Chế độ thai sản mới nhất này bao gồm những quy định mới nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Đối tượng hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản 2018 bao gồm:

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Người lao động nhận con nuôi
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai hay áp dụng các biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) có vợ sinh con.

2. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản

  • Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.
  • Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai sản

1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai

Mẹ bầu được nghỉ đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trường hợp mẹ bầu ở xa cơ sở khám chữa bệnh, có bệnh lý hoặc thai không bình thường sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con tổng cộng là 6 tháng. Nếu sinh đôi, sinh ba… thì từ bé thứ hai trở đi cứ mỗi con bạn được nghỉ thêm 1 tháng. Có một điều mà mẹ bầu cần lưu tâm là thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng đâu nhé.

Ngoài ra, khi bạn sinh con, không chỉ bạn mà ông xã nếu đang tham gia đóng BHXH đầy đủ theo quy định cũng được hưởng chế độ nghỉ thai sản cho chồng. Cụ thể như sau:

  • Nếu bạn sinh thường, ông xã sẽ được nghỉ 5 ngày.
  • Nếu bạn sinh con phải phẫu thuật và sinh trước khi thai 32 tuần tuổi, chồng bạn sẽ được nghỉ 7 ngày.
  • Nếu bạn sinh đôi, ông xã được nghỉ 10 ngày. Nếu bạn sinh từ ba con trở lên thì cứ mỗi con ông xã được nghỉ thêm 3 ngày.
  • Nếu bạn sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật: ông xã được nghỉ 14 ngày.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của ông xã được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn sinh con nhé!

3. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Nếu con nuôi dưới 6 tháng tuổi, bạn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi bé đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp vợ chồng bạn cùng tham gia đóng BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định, chỉ bạn hoặc ông xã được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà thôi.

4. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi có tai biến sản khoa

Các biến chứng sản khoa thường gặp như sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai vì bệnh lý. Nếu không may rơi vào một trong những trường hợp đáng tiếc trên, bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được chế độ thai sản 2018 quy định cụ thể như sau:

  • Thai dưới 5 tuần tuổi: nghỉ 10 ngày
  • Thai từ 5 – dưới 13 tuần tuổi: nghỉ 20 ngày
  • Thai từ 13 – dưới 25 tuần tuổi: nghỉ 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: nghỉ 50 ngày.

5. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi bị mất con

  • Nếu chẳng may, con mất sau sinh và dưới 2 tháng tuổi thì người mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con.
  • Con mất sau sinh và từ 2 tháng tuổi trở lên, mẹ được nghỉ 2 tháng tính từ ngày con mất nhưng thời gian nghỉ việc hưởng thai sản không vượt quá thời gian quy định là 6 tháng. Khoảng thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

6. Thời gian thai sản được hưởng khi thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình

Nếu áp dụng biện pháp kế hoạc hóa gia đình bằng cách đặt vòng, bạn sẽ được nghỉ 7 ngày. Trong trường hợp không muốn có thêm con nữa, bạn hoặc chồng thực hiện kế hoạch hóa gia đình theo hình thức triệt sản (thắt ống dẫn trứng, thắt ống dẫn tinh), người thực hiện sẽ được nghỉ 15 ngày.

4. Chế độ phụ cấp thai sản

Mẹ sinh con được hưởng lương theo chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng lương liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, bạn còn được nhận trợ cấp một lần khi sinh con hay nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi tương đương là 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé. Mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở. Để được hưởng trợ cấp một lần, bạn phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nếu bạn không đi làm mà chồng đi làm có tham gia đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi bạn sinh con.
  • Nếu bạn là người nhờ mang thai hộ và chồng có tham gia đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ chồng bạn nhận con.

5. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản

Bạn băn khoăn rằng nếu đã hết thời gian nghỉ thai sản và phải trở lại đi làm nhưng do sức khỏe không đảm bảo nên bạn muốn có thêm thời gian nghỉ ngơi, liệu bạn có được nghỉ thêm? Theo quy định về chế độ thai sản 2018, bạn có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày trong thời hạn 30 ngày đầu kể từ ngày bắt đầu trở lại làm việc.

Mức lương được nhận trong thời gian nghỉ này là 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp bạn nghỉ tại nhà. Nếu nghỉ tại cơ sở tập trung, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn, cụ thể là 40% lương tối thiểu chung/ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng tuần và được quy định cụ thể như sau:

  • Lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên: được nghỉ thêm tối đa không quá 10 ngày.
  • Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật: tối đa 7 ngày.

Ngoài ra, chế độ thai sản 2018 quy định rõ về việc đi làm trước khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc. Cụ thể như sau: Nếu chưa hết thời gian nghỉ thai sản mà bạn muốn đi làm trở lại hoặc do yêu cầu công việc bạn phải đi làm trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản thì theo quy định mới thời gian nghỉ thai sản của bạn tính tới thời điểm đi làm trở lại phải đảm bảo ít nhất là 4 tháng và ngoài tiền lương được hưởng theo chế độ thai sản đủ 6 tháng, bạn vẫn được tính đủ lương cho những ngày làm việc. Luật mới cũng quy định rõ người nghỉ thai sản cần phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý thì mới được nghỉ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tăng nhãn áp: Không phải là chuyện đùa!

(82)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

10 lợi ích từ quả bưởi mà bạn không ngờ tới

(86)
Quả bưởi là loại trái cây không chỉ ngon miệng mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích cho sức khỏe. Vậy lợi ích từ quả bưởi là gì?Một ly nước ép ... [xem thêm]

Xuất tinh yếu: Làm sao để lấy lại bản lĩnh?

(13)
Tình trạng xuất tinh yếu tuy thường không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm tình dục và khả năng sinh sản về lâu dài. Nếu cũng gặp tình ... [xem thêm]

Bé nằm sấp khi ngủ có an toàn không?

(63)
Bé cưng của bạn sắp chào đời. Thế nhưng, bạn vẫn chưa biết cách chăm sóc bé, đặc biệt là khi bé ngủ. Bạn bối rối không biết nên để bé nằm sấp hay ... [xem thêm]

Giấm táo: Top 10 công dụng thần kỳ đối với sức khỏe

(90)
Giấm táo (dấm táo) là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến với nhiều gia đình người Việt. Giấm táo có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức ... [xem thêm]

Bổ sung thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào khẩu phần ăn của mình

(65)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng ... [xem thêm]

Mờ mắt do biến chứng bệnh tiểu đường

(53)
Tiểu đường là bệnh chuyển hóa phức tạp khi cơ thể bạn không thể sản xuất insulin, sản xuất thiếu insulin, hoặc đơn giản là không thể sử dụng insulin ... [xem thêm]

Tại sao trẻ em lại “giấu” việc bị xâm hại tình dục?

(32)
Trẻ thường có khuynh hướng không tiết lộ cho bất kì ai về việc bị xâm hại tình dục. Những lí giải trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ giải mã tâm lý ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN