Tại sao trẻ em lại “giấu” việc bị xâm hại tình dục?

(3.58) - 32 đánh giá

Trẻ thường có khuynh hướng không tiết lộ cho bất kì ai về việc bị xâm hại tình dục. Những lí giải trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ giải mã tâm lý này nhằm phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần cho con khi bị xâm hại.

Hầu hết trẻ cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ với bất kì ai, kể cả bố mẹ về việc bị lạm dụng tình dục bởi một đứa trẻ khác hay do một người lớn cho đến khi trưởng thành.

Tại sao trẻ em lại giấu việc bị xâm hại tình dục?

Một số lý do phổ biến khiến bé không nói ra bao gồm:

  • Con không hiểu rằng hành vi đó là không phù hợp hoặc có hại;
  • Đôi khi con muốn bảo vệ đứa trẻ hoặc người lớn đó;
  • Không muốn làm liên lụy đến người lớn với những thông tin gây phiền hà;
  • Bé có thể cảm thấy tội lỗi hoặc sợ bị khiển trách;
  • Con nghĩ rằng “nếu mình ngoan hơn” thì chuyện đó sẽ dừng lại;
  • Bị đe dọa hoặc dụ dỗ;
  • Con có cảm thấy xấu hổ về những gì đang xảy ra hoặc sợ rằng nếu nói ra sẽ không được tin tưởng;
  • Đôi khi, trẻ bị xâm hại nhầm lẫn về cảm xúc của mình và được thuyết phục rằng điều đang xảy ra là “không sao” hoặc “mọi người đều làm chuyện đó”;
  • Trẻ quá nhỏ hoặc khuyết tật không có khả năng truyền đạt được cho mọi người biết mình đang trải qua chuyện gì.

Vì những lý do này, việc duy trì giao tiếp, chia sẻ cởi mở và lắng nghe con thật kỹ là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em.

Làm thế nào để phát hiện dấu hiệu bé bị xâm hại tình dục?

Vì con thường cảm thấy rất khó nói với bố mẹ bằng lời nói, thế nên bạn cần nắm bắt rõ những dấu hiệu nhận biết khi một đứa bé bị xâm hại hoặc lạm dụng tình dục. Hãy để ý kỹ hành vi của trẻ xem có các biểu hiện sau hay không:

  • Gặp ác mộng, mắc các vấn đề về giấc ngủ hay hoảng sợ mà không thể lý giải rõ ràng;
  • Thay đổi tính cách bất thường hoặc không giải thích được, thụ động, tức giận, chán nản, keo kiệt hoặc thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống;
  • Có hành động trẻ con như đái dầm, mút ngón cái;
  • Sợ hãi một nơi cụ thể và phản ứng lại việc ở riêng cùng với một ai đó, không rõ lý do;
  • Kháng cự việc tắm rửa, đi vệ sinh hay thay quần áo ngay cả khi cần thiết;
  • Chơi, viết, vẽ hoặc mơ những hình ảnh đáng sợ hoặc khiêu dâm;
  • Từ chối tiết lộ một “bí mật” nào đó với một người lớn hoặc đứa trẻ lớn hơn;
  • Đau dạ dày mà không thể xác định rõ nguyên nhân;
  • Có dấu hiệu kích động trước một vấn đề về tình dục;
  • Dùng ngôn ngữ người lớn để chỉ các bộ phận cơ thể;
  • Tham gia vào hoạt động người lớn với đồ chơi, đồ vật hoặc những đứa trẻ khác;
  • Có mối quan hệ đặc biệt với một ai đó lớn hơn mà được nhận tiền, quà tặng, quyền lợi bất thường;
  • Cố ý gây hại cho bản thân mình như sử dụng ma túy, rượu, cắt, đốt cơ thể, chạy trốn, quan hệ bừa bãi;
  • Xuất hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu tổn thương thể xác ví dụ: đau nhức, bầm tím không rõ nguyên nhân xung quanh bộ phận sinh dục hoặc miệng.

Vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em đang hoành hành khiến cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Bằng việc trang bị những hiểu biết về tâm lý ở trẻ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời là điều thiết yếu nhằm giúp trẻ có một tuổi thơ lành mạnh và an toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quận 10

(11)
Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho người dân ngày càng tốt hơn, Bệnh viện Quận 10 đã áp dụng mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình. Đến ... [xem thêm]

7 lời khuyên dinh dưỡng cho người bị thiếu máu bất sản

(30)
Những người bị bệnh suy tủy xương có thể bị thiếu máu bất sản, đây là tình trạng thiếu tất cả các loại tế bào máu. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho ... [xem thêm]

Các biện pháp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em

(15)
Thiếu sắt ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bạn đã biết nguyên nhân cũng như biện pháp ngăn ngừa cho bé yêu chưa?Sắt là vi ... [xem thêm]

Vẹo cột sống ở trẻ em và nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ

(68)
Trẻ nhỏ có thể bị đau lưng do các nguyên nhân như cong vẹo cột sống ở trẻ em bẩm sinh, nhiễm trùng, các vấn đề về đĩa đệm, khối u tủy xương, béo ... [xem thêm]

Quá liều thuốc

(12)
Tìm hiểu chungQuá liều thuốc là gì?Quá liều thuốc có thể xảy ra một cách vô tình hoặc cố ý do người bệnh dùng thuốc với liều nhiều hơn liều bác sĩ ... [xem thêm]

Siêu âm tuyến giáp để làm gì?

(35)
Ở tuyến giáp thường có các bệnh lý mà đôi khi triệu chứng không rõ ràng, khiến việc phát hiện và điều trị bệnh chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò

(24)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 1)

(84)
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN